Hiện nay dịch bệnh đang lan ra, chúng ta đối mặt với sự thật này, phải làm sao đây? Phật Bồ-tát dạy chúng ta, đầu tiên phải định tâm lại, không nên hốt hoảng, không nên sợ hãi.
. Nếu như dịch bệnh thật sự truyền khắp khu vực này, thì việc tốt nhất là không ra khỏi cửa, ở trong nhà mà tu tâm thanh tịnh, đây là việc rất quan trọng. Tâm địa nhất định phải thanh tịnh, tâm thanh tịnh có thể miễn dịch, sẽ không bị truyền nhiễm.
Phàm phu thích nói chuyện phiếm tạp tâm, kỳ thực là do phiền não tập khí tham, sân, si, mạn trong tâm quá nặng, không nói chuyện thì cảm thấy khó chịu, cứ phải tìm đề tài để tiêu khiển, người quá ưa thích nói chuyện thật sự là tâm không ở trong đạo. Mà còn nói lên người đó hầu như không giác ngộ, vẫn chưa thật sự sanh khởi tâm liễu thoát sanh tử, ra khỏi tam giới. Nếu là người thật sự tu đạo, thường giữ tâm hổ thẹn, nhất định sẽ quý trọng thời gian, hết lòng hết dạ nghe kinh, đọc kinh, đọc sách, niệm Phật, lạy Phật. Lời nói của phàm phu là do phiền não tập khí dẫn dắt, khó tránh khỏi việc gây tổn hại nhiều hơn là làm lợi ích cho người khác, mà còn thiếu hụt tâm chân thành, cung kính. Trong lời nói vô hình trung sẽ làm người khác lầm lạc, tổn thương người khác, từ nhiều xích mích nhỏ mà biến thành xung đột lớn, cuối cùng sẽ phá hoại sự hài hòa của đôi bên, vậy là phạm tội phá lục hòa kính mà bản thân vẫn không hay không biết. Đã phá lục hòa kính, tất nhiên cũng phá hoại luôn cả đạo tràng chánh pháp, quấy nhiễu việc tu học thường ngày của người khác, tạo ra bầu không khí tu học xấu ác, tất nhiên là tội lỗi này không hề nhẹ.
Bởi vì tôi nhìn thấy Cư sĩ Hoàng, ông ấy có thể thành tựu là bởi vì ông ấy phát tâm không nói chuyện hơn hai năm. Ông liệt kê ra mười một điều lợi ích khi không nói chuyện. Tôi thì nói chuyện rất nhiều, không sai chút nào. Ví dụ như khi thấy chuyện này không hợp với ý mình, tôi nhất định sẽ phải nói ra để xem bạn xử lý như thế nào. Thấy chuyện kia không đúng, tôi nhất định phải nói. Ở nhà tôi cũng như vậy. Nếu như ba tôi không tắt đèn ở trên lầu và dưới lầu, thì tôi liền nói: “Ba không biết tiếc phước, không tắt đèn”. Sau đó, mỗi ngày tôi đều đọc một lần về những điều tốt khi không nói chuyện. Ba tôi đi đằng trước, thì tôi đi đằng sau tắt đèn.
Làm sao có thể tránh được tội lỗi từ miệng? Tôi liền suy nghĩ xem, tại vì sao lại phải tránh lỗi từ miệng? Tại vì sao Cư sĩ Hoàng có thể không nói chuyện thì được vãng sanh? Bởi vì ông đã nói rất rõ: Miệng chính là cửa của họa phước. Tôi đem cánh cửa này đóng lại, phước đều được giữ lại, họa thì cũng không chiêu cảm đến được. Quý vị xem, giữ lại thì toàn là phước, họa thì không chiêu cảm đến, tốt biết bao! Trong Đệ Tử Quy” có nói: Nói nhiều lời, không bằng ít. Ít nói chuyện. Cho nên, tôi ở nhà cố gắng ít nói chuyện nhất có thể. Ví dụ như ba mẹ tôi nói phải làm như thế này, đi ra ngoài phải chạy xe này, phải thế này thế kia. Lời nói của tôi sắp ra tới cửa miệng thì tôi phải nhịn lại, tôi sẽ không phát biểu thêm ý kiến nữa.
. Nếu như dịch bệnh thật sự truyền khắp khu vực này, thì việc tốt nhất là không ra khỏi cửa, ở trong nhà mà tu tâm thanh tịnh, đây là việc rất quan trọng. Tâm địa nhất định phải thanh tịnh, tâm thanh tịnh có thể miễn dịch, sẽ không bị truyền nhiễm.
Phàm phu thích nói chuyện phiếm tạp tâm, kỳ thực là do phiền não tập khí tham, sân, si, mạn trong tâm quá nặng, không nói chuyện thì cảm thấy khó chịu, cứ phải tìm đề tài để tiêu khiển, người quá ưa thích nói chuyện thật sự là tâm không ở trong đạo. Mà còn nói lên người đó hầu như không giác ngộ, vẫn chưa thật sự sanh khởi tâm liễu thoát sanh tử, ra khỏi tam giới. Nếu là người thật sự tu đạo, thường giữ tâm hổ thẹn, nhất định sẽ quý trọng thời gian, hết lòng hết dạ nghe kinh, đọc kinh, đọc sách, niệm Phật, lạy Phật. Lời nói của phàm phu là do phiền não tập khí dẫn dắt, khó tránh khỏi việc gây tổn hại nhiều hơn là làm lợi ích cho người khác, mà còn thiếu hụt tâm chân thành, cung kính. Trong lời nói vô hình trung sẽ làm người khác lầm lạc, tổn thương người khác, từ nhiều xích mích nhỏ mà biến thành xung đột lớn, cuối cùng sẽ phá hoại sự hài hòa của đôi bên, vậy là phạm tội phá lục hòa kính mà bản thân vẫn không hay không biết. Đã phá lục hòa kính, tất nhiên cũng phá hoại luôn cả đạo tràng chánh pháp, quấy nhiễu việc tu học thường ngày của người khác, tạo ra bầu không khí tu học xấu ác, tất nhiên là tội lỗi này không hề nhẹ.
Bởi vì tôi nhìn thấy Cư sĩ Hoàng, ông ấy có thể thành tựu là bởi vì ông ấy phát tâm không nói chuyện hơn hai năm. Ông liệt kê ra mười một điều lợi ích khi không nói chuyện. Tôi thì nói chuyện rất nhiều, không sai chút nào. Ví dụ như khi thấy chuyện này không hợp với ý mình, tôi nhất định sẽ phải nói ra để xem bạn xử lý như thế nào. Thấy chuyện kia không đúng, tôi nhất định phải nói. Ở nhà tôi cũng như vậy. Nếu như ba tôi không tắt đèn ở trên lầu và dưới lầu, thì tôi liền nói: “Ba không biết tiếc phước, không tắt đèn”. Sau đó, mỗi ngày tôi đều đọc một lần về những điều tốt khi không nói chuyện. Ba tôi đi đằng trước, thì tôi đi đằng sau tắt đèn.
Làm sao có thể tránh được tội lỗi từ miệng? Tôi liền suy nghĩ xem, tại vì sao lại phải tránh lỗi từ miệng? Tại vì sao Cư sĩ Hoàng có thể không nói chuyện thì được vãng sanh? Bởi vì ông đã nói rất rõ: Miệng chính là cửa của họa phước. Tôi đem cánh cửa này đóng lại, phước đều được giữ lại, họa thì cũng không chiêu cảm đến được. Quý vị xem, giữ lại thì toàn là phước, họa thì không chiêu cảm đến, tốt biết bao! Trong Đệ Tử Quy” có nói: Nói nhiều lời, không bằng ít. Ít nói chuyện. Cho nên, tôi ở nhà cố gắng ít nói chuyện nhất có thể. Ví dụ như ba mẹ tôi nói phải làm như thế này, đi ra ngoài phải chạy xe này, phải thế này thế kia. Lời nói của tôi sắp ra tới cửa miệng thì tôi phải nhịn lại, tôi sẽ không phát biểu thêm ý kiến nữa.
- Category
- Giảng Pháp
Comments