Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 194
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta thuộc về hạng người trung căn hạ căn, không thể rời kinh giáo một ngày nào, duy trì sự không thoái chuyển của chúng ta, duy trì hứng thú say mê.. đối với Phật pháp của chúng ta, thật sự có được pháp hỷ.
Vì vậy, sáu cửa của căn, tu hành thì tu ở sáu cửa của căn, tu tâm thanh tịnh là Tiểu-thừa, tu tâm bình đẳng là Đại-thừa, tu giác thì không mê, chánh thì không tà, tịnh thì không nhiễm, đây là pháp tu hành của Tam quy y. Quy y Phật, Phật là giác ngộ, từ mê hoặc quay đầu lại, nương theo giác, gọi là quy y Phật. Tốt! Tự-tánh Phật, không phải Phật bên ngoài, Tự-tánh vốn tự thanh tịnh. Pháp là chánh tri chánh kiến, trái ngược với pháp là tà tri tà kiến, chúng ta từ tà tri tà kiến quay ngược lại, chúng ta nương tựa chánh tri chánh kiến, chánh tri chánh kiến là kinh điển của Phật, là lời dạy mà Thánh nhân đã để lại. Quy y Tăng, Tăng là sáu căn thanh tịnh, không nhiễm một bụi trần. Vì vậy, chúng ta nhìn thấy người xuất gia, sáu căn lập tức thanh tịnh, không nhiễm một bụi trần, liền hiện ra rồi. Đừng nghĩ người xuất gia này.. trì giới hay là phá giới, chúng ta vừa khởi ý niệm này, phá sạch rồi, liền đọa lạc xuống dưới, vì sao vậy? Quý vị tạo nghiệp bất thiện. Nghiệp bất thiện gì? Không cung kính Tam Bảo. Họ có trì giới không, có tu định không cũng không liên quan đến ta, chỉ cần ta nhìn thấy hình tượng này.. thì xem họ là Tăng Bảo; nhìn thấy tượng Phật, thì xem đó là Phật Bảo, sanh khởi tâm cung kính của ta, đề khởi giác chánh tịnh của ta, thì công đức này rất lớn! Không có hình tượng này thì ta quên mất rồi, ta vừa nhìn thấy hình tượng này thì đề khởi, họ là ân nhân của ta, mà ta còn phê bình họ, ta tạo tội nghiệp nặng, tương lai đọa địa ngục là ta đọa chứ không phải họ đọa. Phải hiểu rõ đạo lý, sai lầm này trong sinh hoạt thường ngày.. của chúng ta mới có thể giảm bớt.
Chính mình phải luôn học tập sự khiêm tốn, phải biết tôn trọng người khác, kính yêu người khác, cho dù họ có sai, chúng ta dùng tâm chí thành đối với họ, họ sẽ cảm ngộ, họ sẽ quay đầu. Không thể phê bình, phê bình thì họ không tiếp nhận. Chúng ta hủy báng họ, thì họ hủy báng chúng ta gấp mấy lần, đó là gì? Đó chính là phá hòa hợp Tăng. Phá hòa hợp Tăng, quý vị xem trong giới luật, địa ngục Vô-gián, quả báo ở địa ngục Vô-gián, họ dám làm, ta không dám làm. Vì sao họ dám làm? Có thể họ là Bồ-tát tái lai, cố ý thị hiện như vậy, chúng ta không biết. Ta là phàm phu, ta cũng không thể xem họ là phàm phu, có rất nhiều vị Phật Bồ-tát.. giả ngây giả dại, phàm phu chúng ta không nhận biết, thế gian này thật sự có, mà tôi cảm thấy không phải là số ít. Vì sao vậy? Nếu không có Phật Bồ-tát ứng hóa ở thế gian, loài người tạo những tội nghiệp này.. thì tai nạn thật khủng khiếp! Nghĩ đến điều này, chúng tôi liền nghĩ đến.. có rất nhiều Phật Bồ-tát.. ứng hóa ở thế gian, các ngành các nghề, nam nữ già trẻ, ở đây đều có. Phàm phu mắt thịt chúng ta.. không cách nào phân biệt được, làm sao đây? Ai cũng là Phật Bồ-tát thì được rồi. Xem mọi người đều là Phật Bồ-tát, xem mọi người đều là người tốt, khi họ làm việc gì xấu, đó là nhắc nhở chúng ta đừng làm, ba người đi cùng ắt có thầy ta, người thiện, học tập họ, người bất thiện, đề cao cảnh giác, phản tỉnh lại mình có hay không, có thì sửa đổi, không có thì tự răn mình, đều là thầy của ta, đều có lợi ích với ta, vậy thì đúng rồi. Vì vậy, trên con đường Bồ-tát, trên con đường Thánh Hiền, có thể thành Thánh thành Hiền hay không, có thể thành Bồ-tát thành Phật hay không, đều do chính mình. Duyên bên ngoài, xem quý vị có biết dùng không, biết dùng thì đều là thiện duyên, không biết dùng thì toàn là ác duyên. Phật pháp thường nói, đặc biệt là Đại-thừa, không có pháp nhất định để nói, lý này rất sâu. Trên thực tế, áp dụng trong cuộc sống thường ngày, không có định pháp, không có nhất định, thiên biến vạn hóa, pháp nào đối với chúng ta cũng có lợi ích, nếu quý vị biết dùng thì đều có lợi ích. Tấm gương tốt thì phải nghiêm túc học tập, tấm gương không tốt thì phải đề cao cảnh giác, chúng ta tuyệt đối không thể phạm phải. Trong cảm nhận của chúng ta, phàm phu chỉ suy đoán, không có trí huệ này, đó chính là Phật Bồ-tát thị hiện như vậy.. để nhắc nhở chúng ta, giúp chúng ta tự mình phản tỉnh. Họ làm ác, nếu ta có [làm] việc ác này, phải sửa đổi; ta không có làm việc ác này, thì ta đề cao cảnh giác, không phạm lỗi lầm này. Cho nên thiện duyên hay ác duyên, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều là đạo tràng tu hành lớn. Đạo tràng thành Thánh thành Hiền, thành Bồ-tát thành Phật, không phải ở trong chùa miếu, mà trong cuộc sống thường ngày, từ sáng đến tối.
Nhìn thấy người khác làm việc tốt, tôi tán thán vài câu, nhìn thấy người ta làm không tốt vẫn còn phê bình, thì khởi tâm động niệm của chúng ta dấy khởi rồi, chưa buông xuống, chưa buông xuống phân-biệt chấp-trước. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn tạo nghiệp luân hồi, chính mình cũng không biết, còn cho rằng bản thân rất tài giỏi. Phật Bồ-tát nhìn thấy thì rơi lệ, lắc đầu.
Tập 194
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta thuộc về hạng người trung căn hạ căn, không thể rời kinh giáo một ngày nào, duy trì sự không thoái chuyển của chúng ta, duy trì hứng thú say mê.. đối với Phật pháp của chúng ta, thật sự có được pháp hỷ.
Vì vậy, sáu cửa của căn, tu hành thì tu ở sáu cửa của căn, tu tâm thanh tịnh là Tiểu-thừa, tu tâm bình đẳng là Đại-thừa, tu giác thì không mê, chánh thì không tà, tịnh thì không nhiễm, đây là pháp tu hành của Tam quy y. Quy y Phật, Phật là giác ngộ, từ mê hoặc quay đầu lại, nương theo giác, gọi là quy y Phật. Tốt! Tự-tánh Phật, không phải Phật bên ngoài, Tự-tánh vốn tự thanh tịnh. Pháp là chánh tri chánh kiến, trái ngược với pháp là tà tri tà kiến, chúng ta từ tà tri tà kiến quay ngược lại, chúng ta nương tựa chánh tri chánh kiến, chánh tri chánh kiến là kinh điển của Phật, là lời dạy mà Thánh nhân đã để lại. Quy y Tăng, Tăng là sáu căn thanh tịnh, không nhiễm một bụi trần. Vì vậy, chúng ta nhìn thấy người xuất gia, sáu căn lập tức thanh tịnh, không nhiễm một bụi trần, liền hiện ra rồi. Đừng nghĩ người xuất gia này.. trì giới hay là phá giới, chúng ta vừa khởi ý niệm này, phá sạch rồi, liền đọa lạc xuống dưới, vì sao vậy? Quý vị tạo nghiệp bất thiện. Nghiệp bất thiện gì? Không cung kính Tam Bảo. Họ có trì giới không, có tu định không cũng không liên quan đến ta, chỉ cần ta nhìn thấy hình tượng này.. thì xem họ là Tăng Bảo; nhìn thấy tượng Phật, thì xem đó là Phật Bảo, sanh khởi tâm cung kính của ta, đề khởi giác chánh tịnh của ta, thì công đức này rất lớn! Không có hình tượng này thì ta quên mất rồi, ta vừa nhìn thấy hình tượng này thì đề khởi, họ là ân nhân của ta, mà ta còn phê bình họ, ta tạo tội nghiệp nặng, tương lai đọa địa ngục là ta đọa chứ không phải họ đọa. Phải hiểu rõ đạo lý, sai lầm này trong sinh hoạt thường ngày.. của chúng ta mới có thể giảm bớt.
Chính mình phải luôn học tập sự khiêm tốn, phải biết tôn trọng người khác, kính yêu người khác, cho dù họ có sai, chúng ta dùng tâm chí thành đối với họ, họ sẽ cảm ngộ, họ sẽ quay đầu. Không thể phê bình, phê bình thì họ không tiếp nhận. Chúng ta hủy báng họ, thì họ hủy báng chúng ta gấp mấy lần, đó là gì? Đó chính là phá hòa hợp Tăng. Phá hòa hợp Tăng, quý vị xem trong giới luật, địa ngục Vô-gián, quả báo ở địa ngục Vô-gián, họ dám làm, ta không dám làm. Vì sao họ dám làm? Có thể họ là Bồ-tát tái lai, cố ý thị hiện như vậy, chúng ta không biết. Ta là phàm phu, ta cũng không thể xem họ là phàm phu, có rất nhiều vị Phật Bồ-tát.. giả ngây giả dại, phàm phu chúng ta không nhận biết, thế gian này thật sự có, mà tôi cảm thấy không phải là số ít. Vì sao vậy? Nếu không có Phật Bồ-tát ứng hóa ở thế gian, loài người tạo những tội nghiệp này.. thì tai nạn thật khủng khiếp! Nghĩ đến điều này, chúng tôi liền nghĩ đến.. có rất nhiều Phật Bồ-tát.. ứng hóa ở thế gian, các ngành các nghề, nam nữ già trẻ, ở đây đều có. Phàm phu mắt thịt chúng ta.. không cách nào phân biệt được, làm sao đây? Ai cũng là Phật Bồ-tát thì được rồi. Xem mọi người đều là Phật Bồ-tát, xem mọi người đều là người tốt, khi họ làm việc gì xấu, đó là nhắc nhở chúng ta đừng làm, ba người đi cùng ắt có thầy ta, người thiện, học tập họ, người bất thiện, đề cao cảnh giác, phản tỉnh lại mình có hay không, có thì sửa đổi, không có thì tự răn mình, đều là thầy của ta, đều có lợi ích với ta, vậy thì đúng rồi. Vì vậy, trên con đường Bồ-tát, trên con đường Thánh Hiền, có thể thành Thánh thành Hiền hay không, có thể thành Bồ-tát thành Phật hay không, đều do chính mình. Duyên bên ngoài, xem quý vị có biết dùng không, biết dùng thì đều là thiện duyên, không biết dùng thì toàn là ác duyên. Phật pháp thường nói, đặc biệt là Đại-thừa, không có pháp nhất định để nói, lý này rất sâu. Trên thực tế, áp dụng trong cuộc sống thường ngày, không có định pháp, không có nhất định, thiên biến vạn hóa, pháp nào đối với chúng ta cũng có lợi ích, nếu quý vị biết dùng thì đều có lợi ích. Tấm gương tốt thì phải nghiêm túc học tập, tấm gương không tốt thì phải đề cao cảnh giác, chúng ta tuyệt đối không thể phạm phải. Trong cảm nhận của chúng ta, phàm phu chỉ suy đoán, không có trí huệ này, đó chính là Phật Bồ-tát thị hiện như vậy.. để nhắc nhở chúng ta, giúp chúng ta tự mình phản tỉnh. Họ làm ác, nếu ta có [làm] việc ác này, phải sửa đổi; ta không có làm việc ác này, thì ta đề cao cảnh giác, không phạm lỗi lầm này. Cho nên thiện duyên hay ác duyên, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều là đạo tràng tu hành lớn. Đạo tràng thành Thánh thành Hiền, thành Bồ-tát thành Phật, không phải ở trong chùa miếu, mà trong cuộc sống thường ngày, từ sáng đến tối.
Nhìn thấy người khác làm việc tốt, tôi tán thán vài câu, nhìn thấy người ta làm không tốt vẫn còn phê bình, thì khởi tâm động niệm của chúng ta dấy khởi rồi, chưa buông xuống, chưa buông xuống phân-biệt chấp-trước. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn tạo nghiệp luân hồi, chính mình cũng không biết, còn cho rằng bản thân rất tài giỏi. Phật Bồ-tát nhìn thấy thì rơi lệ, lắc đầu.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments