Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 231
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Con người phải học cách chịu khổ.
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ, dạy chúng ta hai điều, do tôn giả A Nan bạch Phật. Thứ nhất là lấy giới làm Thầy, phải tuân thủ giới luật, thứ hai là lấy khổ làm thầy, ngài dạy chúng ta hai câu này. Đệ tử chơn chánh của Phật phải trì giới, phải chịu khổ. Chịu khổ là sao? Là buông bỏ dục vọng. Không chịu khổ được tức là nâng cao dục vọng, tức người hiện đại gọi đây là nhà Phật học, là học giả Phật học. Thân phận như thế, không phải thật sự học Phật, là nghiên cứu Phật học.
Học Phật và Phật học là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham sân si mạn. Đây là Phật học, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian. Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là học Phật chơn chánh, rất có lợi ích, không giống nhau!
Ta học Phật hay là Phật học bản thân phải thận thức rõ ràng, thật sự muốn học Phật ba nền tảng này không thể không vững. Không có ba nền tảng này, không có giới luật là ta đang nghiên cứu Phật học, cũng có thể lấy được học vị tiến sĩ. Trong xã hội này cũng có địa vị rất cao, giáo thọ nổi tiếng, trước tác rất nhiều. Lên bục giảng nói rất lưu loát, rất có thành tựu. Nhưng những gì đạt được là pháp thế gian, vẫn trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Học Phật là vượt thoát luân hồi lục đạo, không giống nhau.
Phải chịu được cái khổ mà người khác không chịu được, phải chịu được cái nhục mà người khác không chịu được. Rèn luyện căn tánh mình mới có thể thành tựu.
Cho nên ta nhất định phải hiểu, chúng ta ở thế gian này thọ mạng không dài, phải siêng năng nỗ lực tu thiện căn. Đến thế giới Cực Lạc là thiện quả trang nghiêm. Nếu ta thật sự tu là nắm chắc chuyện vãng sanh, rất nhiều người không chắc chắn vãng sanh. Cầu điều này giúp, cầu điều kia giúp đều không chắc chắn, cầu chính mình đáng tin nhất. Cầu chính mình việc gì? Khi vãng sanh tự tại, biết trước giờ chết, không sanh bệnh, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Người giảng kinh vãng sanh trên bục giảng, giảng kinh xong cáo từ mọi người, tôi phải đi đây, tự tại biết bao! Cầu chính mình mới là đáng tin cậy nhất, dựa người khác không đáng tin. Trong kinh Đức Phật thường nói, cha con lên núi mỗi người tự nỗ lực, không ai giúp được ai, đây là lời nói thật. Nhưng niệm Phật lâm chung là nhân duyên, khi gặp chúng ta kết duyên với họ, giúp họ một tay. Họ có thiện căn chắc chắn vãng sanh, nếu không có thiện căn cũng trồng được thiện căn. Đời này không thể thành tựu, đời sau kiếp sau gặp được Tịnh độ họ sẽ thành tựu, tất cả đều là việc tốt, đây là nguyện thứ 32.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Con người phải học cách chịu khổ.
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ, dạy chúng ta hai điều, do tôn giả A Nan bạch Phật. Thứ nhất là lấy giới làm Thầy, phải tuân thủ giới luật, thứ hai là lấy khổ làm thầy, ngài dạy chúng ta hai câu này. Đệ tử chơn chánh của Phật phải trì giới, phải chịu khổ. Chịu khổ là sao? Là buông bỏ dục vọng. Không chịu khổ được tức là nâng cao dục vọng, tức người hiện đại gọi đây là nhà Phật học, là học giả Phật học. Thân phận như thế, không phải thật sự học Phật, là nghiên cứu Phật học.
Học Phật và Phật học là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham sân si mạn. Đây là Phật học, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian. Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là học Phật chơn chánh, rất có lợi ích, không giống nhau!
Ta học Phật hay là Phật học bản thân phải thận thức rõ ràng, thật sự muốn học Phật ba nền tảng này không thể không vững. Không có ba nền tảng này, không có giới luật là ta đang nghiên cứu Phật học, cũng có thể lấy được học vị tiến sĩ. Trong xã hội này cũng có địa vị rất cao, giáo thọ nổi tiếng, trước tác rất nhiều. Lên bục giảng nói rất lưu loát, rất có thành tựu. Nhưng những gì đạt được là pháp thế gian, vẫn trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Học Phật là vượt thoát luân hồi lục đạo, không giống nhau.
Phải chịu được cái khổ mà người khác không chịu được, phải chịu được cái nhục mà người khác không chịu được. Rèn luyện căn tánh mình mới có thể thành tựu.
Cho nên ta nhất định phải hiểu, chúng ta ở thế gian này thọ mạng không dài, phải siêng năng nỗ lực tu thiện căn. Đến thế giới Cực Lạc là thiện quả trang nghiêm. Nếu ta thật sự tu là nắm chắc chuyện vãng sanh, rất nhiều người không chắc chắn vãng sanh. Cầu điều này giúp, cầu điều kia giúp đều không chắc chắn, cầu chính mình đáng tin nhất. Cầu chính mình việc gì? Khi vãng sanh tự tại, biết trước giờ chết, không sanh bệnh, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Người giảng kinh vãng sanh trên bục giảng, giảng kinh xong cáo từ mọi người, tôi phải đi đây, tự tại biết bao! Cầu chính mình mới là đáng tin cậy nhất, dựa người khác không đáng tin. Trong kinh Đức Phật thường nói, cha con lên núi mỗi người tự nỗ lực, không ai giúp được ai, đây là lời nói thật. Nhưng niệm Phật lâm chung là nhân duyên, khi gặp chúng ta kết duyên với họ, giúp họ một tay. Họ có thiện căn chắc chắn vãng sanh, nếu không có thiện căn cũng trồng được thiện căn. Đời này không thể thành tựu, đời sau kiếp sau gặp được Tịnh độ họ sẽ thành tựu, tất cả đều là việc tốt, đây là nguyện thứ 32.
- Category
- Giảng Pháp
Comments