Như người mù thường sống trong bóng tối.Thì làm sao có thể dẫn đúng đường cho người khác được ..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 502 -59
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
Trích đoạn khai thị... 18 - 21- 23 - 24 -26

Ác chướng tự tha’. Không thể làm ác, ngàn ngàn vạn vạn lần phải ghi nhớ. Cũng có hai bài kệ. ‘Ác kiêu’, kiêu là kiêu ngạo, ngạo mạn. ‘Giải đãi’, giải đãi là lười biếng. ‘Cập tà kiến’(và tà kiến), tà kiến là cách nghĩ, cách nhìn của quý vị sai lầm. Đây đều là bệnh hiện tại của chúng ta, là bệnh nặng, không phải bệnh nhẹ. Chúng ta đem kinh văn niệm một biến:

“Ác kiêu giải đãi cập tà kiến,
Nan tín Như Lai vi diệu pháp
Thí như manh nhân hằng xứ ám
Bất năng khai đạo ư tha lộ.”
(Ác, kiêu, biếng nhác và tà kiến
Khó tin pháp vi diệu Như Lai
Như người mù thường ở trong tối
Không thể chỉ đường cho người khác)
Niệm Lão có chú giải, ‘Phản chi’ (Trái lại), phần trước từ chánh diện mà xem, hiện giờ chúng ta xem từ phản diện. Thế nào là phản diện? ‘Nhất thiết ác trọc kiêu mạn giải đãi’ (tất cả ác trọc kiêu mạn giải đãi), và với người có tà kiến, ‘cụ tà kiến chi nhân, bất năng tín thử pháp môn’ (gọi là người tà kiến, không thể tin pháp môn này). Loại người này có nhiều không? Quá nhiều rồi! Thường thường gặp được, ngày ngày gặp được. Họ mắc phải cái thấy là những ác nghiệp, mê hoặc điên đảo, ngày một tăng thêm. Thấy rõ ràng, thấy minh bạch rồi, thì tự mình sẽ cảm thấy sợ hãi, quá kinh khủng rồi. Quay đầu để phản tỉnh, chính ta có phải dạng như vậy không? Có phải là dạng người trên kinh nói đó không? ‘Ác kiêu giải đãi’ cộng thêm ‘tà kiến’, có hay không? Phải mạnh dạn nói ra, chớ sợ người ta chê cười, sửa lỗi đổi mới, thì chúng ta đã được cứu. Nếu không thể sửa lỗi, không thể làm mới, thì chúng ta không tự cứu chính mình.
Người sống ở đời, thời gian không dài, nếu chết đến rồi thì làm sao? Còn làm chuyện lục đạo luân hồi hay không? Nếu như lại làm việc lục đạo luân hồi, thì đời sau không bằng đời này, nói cách khác, đời sau càng khổ hơn đời này. Đời này chúng ta đã nếm rất nhiều khổ đau rồi, chúng ta suy xét Phật nói với chúng ta nguyên nhân, là nguyên nhân tạo ở quá khứ, giờ lại cộng thêm ác nghiệp của đời này tạo, thì những ngày của đời sau sẽ trải qua như thế nào? Càng nghĩ càng đáng sợ. Chỉ cần chịu quay đầu đều có thể cứu, như vậy là sao? Là phước đã trồng trong đời quá khứ của chúng ta vẫn còn không ít, nếu không thì quý vị làm sao có cơ hội nghe được kinh này? Làm sao quý vị có duyên phận này được? Tính ra quý vị vẫn còn không xấu. Nếu như thật sự thay đổi từ ngày hôm nay, thì quý vị liền đổi vận mệnh tốt rồi, chư Phật Bồ-tát sẽ gia trì cho quý vị, Tổ tông che chở giúp đỡ quý vị, quý vị sẽ tin tưởng, sẽ phát nguyện, quý vị sẽ niệm Phật không gián đoạn. Đó là thật, không phải là giả.
Cho nên, ở trên nói hạng như vậy, thì không thể tin pháp môn này. ‘Dụ như manh nhân, thường cư minh ám chi xứ, tự bất thức đồ’(thí dụ như người mù thường sống trong bóng tối, tự mình chẳng biết đường đi), họ không biết đường đi, thì làm sao có thể dẫn đúng đường cho người khác được? Muốn dẫn đúng đường cho người khác, thì con đường chính mình đi phải đúng mới được. Chính mình còn đi trên đường tà, con đường sai lầm rồi, mà dắt người thì đều dẫn sai, như vậy thì tội thật nặng rồi. Chính quý vị tự chịu khổ chịu nạn là tất nhiên, mà giờ quý vị lại còn dẫn người khác đi vào con đường sai lầm đó nữa, tội này thì nặng rồi. Cho nên ‘bất năng khai đạo ư tha lộ’(không thể chỉ đường cho người khác).

Bởi vì muốn giác tha, trước tiên chính mình phải giác ngộ. Chúng ta muốn giúp người khác tỉnh ngộ, muốn đánh thức người khác khỏi giấc mộng, chính mình nhất định phải tỉnh táo. Cho nên muốn độ chúng sanh, trước tiên phải tự giác. Hiện nay, mặc dù rất nhiều người có tâm độ chúng sanh, nhưng chính mình vẫn còn mê mờ, còn nhiều tật xấu lại muốn hoằng pháp lợi sanh, điều này đích thực là xa rời thực tế.
Ví dụ: một người muốn làm bác sĩ chữa bệnh cho người khác, nhưng lại không nghiên cứu y học, cũng không có kinh nghiệm lâm sàng. Bạn như vậy mà làm bác sĩ, chắc chắn sẽ phạm hai sai lầm: một là không có giấy phép hành nghề; hai là thầy lang băm hại chết người. Chẩn đoán sai lầm, hại chết bệnh nhân. Mặc dù xuất phát từ tâm tốt, đáng tiếc là hoàn toàn trở thành việc xấu. Mạng người quan trọng, sao có thể coi thường. Nhưng mà huệ mạng còn quan trọng hơn mạng sống của một người, nên muốn giác tha trước tiên phải tự giác.
Hiện nay có một chuyện cần được các bạn đồng tu chú ý, bất kể xuất gia hay tại gia, chỉ dẫn người khác tu hành như thế nào, học Phật như thế nào, nhất định phải dựa vào kinh điển, nương theo lời dạy bảo của tổ sư đại đức mà chỉ dạy họ, không thể chỉ dạy họ theo tri kiến của chính mình. Thích làm thầy người khác, chỉ dẫn sai lầm cho chúng sanh, thậm chí còn đoạn pháp thân huệ mạng của người khác, nhất định không thể! Tuyệt đối không thể.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment