Thật sự buông xả nhất tâm niệm Phật, thì chúc mừng Quý vị, chắc chắn quý vị được vãng sanh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
8 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 377
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Họ chướng ngại là tự tư tự lợi của họ không buông bỏ, đối với thế giới này có tham luyến, một chút tham luyến cũng chướng ngại quý vị vãng sanh, cho nên phải triệt để buông bỏ. Có sao không? Không sao. Chỉ một việc là niệm A Di Đà Phật. Ngoài niệm A Di Đà Phật ra không còn việc gì nữa, người này chắc chắn vãng sanh.
Tôi vô cùng biết ơn Chương Gia đại sư, ngày đầu tiên gặp đã dạy tôi buông bỏ, tôi đã học 60 năm, càng học càng thấy câu nói này thật quan trọng. Cái gì là nói thật? Câu này là thật, câu này quan trọng nhất.

Cho nên tu hành thật sự là rất quan trọng, khái niệm về hai chữ tu hành này nhất định cần rõ ràng. Hành là hành vi khởi tâm động niệm là hành vi của ý, ngôn ngữ là hành vi của khẩu, động tác là hành vi của thân, gọi là ba nghiệp thân khẩu ý. Hành vi có sai lầm, có sơ xuất, đem nó sửa thành đúng đây gọi là tu hành. Danh từ này không thể suy nghĩ sai lầm được. Nếu như chúng ta cho rằng tụng kinh là tu hành, lạy Phật là tu hành, ngồi thiền là tu hành, lời nói này có đúng thật hay không? Không thể nói là đúng, cũng không thể nói là sai. Vì sao vậy? Nếu quý vị làm những động tác này, tâm hành không chuyển đổi thì là sai, tâm hành có thể chuyển đổi thì thực sự đúng. Tiêu chuẩn là những gì Phật nói ở trong kinh điển, những đạo lí, phương pháp này, và cảnh giới. Nếu như tương ứng với lí luận trong kinh điển nói, phương pháp tương ứng, cảnh giới tương ứng là người thật tu. Nếu như hoàn toàn không tương ứng, hình dáng bày ra bên ngoài là rất đẹp, là kẻ giả tu, họ không phải thật. Cổ Đức gọi là: “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn”. Tịnh tông, công đức của câu Phật hiệu này không thể nghĩ bàn, nếu như một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu rất tinh tấn, nhưng nễu vẫn còn nghĩ ngợi lung tung, vẫn còn tham sân si mạn, đó là sai không phải đúng, một tơ hào công đức cũng không có. Chẳng những công đức không có phước đức cũng không có, đây gọi là làm uổng phí. Cho nên học Phật không thể không rõ ràng, nếu không rõ lí quý vị làm sao sửa đổi? Quý vị không học thuộc kinh điển, quý vị không hiểu rõ lí, quý vị không biết tiêu chuẩn ở nơi nào, mãi mãi tự cho là đúng, tự cho là tu hành, tự cho là công phu quá tốt, cuối cùng vẫn không thể vãng sanh, vẫn còn bị luân hồi. Lúc đấy thì trách Phật Bồ Tát, tôi nương theo ngài làm như vậy rồi tại sao lại không linh? Nếu nói Phật Bồ Tát không linh, báng Phật báng Pháp báng Tăng, đây là tội chồng lên tội, quý vị đọa vô gián địa ngục. Quả báo hủy báng tam bảo là vô gián địa ngục.

Diệu pháp thứ nhất đó chính là niệm Phật, trong lòng chỉ có đức Phật A Di Đà, ngoài đức Phật A Di Đà ra thì cái gì cũng không có, lạc dấy. Người thời nay nói áp lực tinh thần, áp lực vật chất tất cả không có rồi. Nhưng rắc rối trước mắt là cái gì? Là nó không để quý vị niệm Phật. Quý vị muốn niệm Phật nó xen ngang vào, nó đến quấy nhiễu, quý vị càng khổ não, càng khổ não thì quý vị càng không thể thành tựu. Làm thế nào đây? Sự việc này không phải một mình quý vị có, từ xưa đến nay người tu hành nào mà không có? Vậy chúng ta xem người xưa dùng phương pháp gì để đối trị, đây chính là kinh nghiệm. Cổ Đức dạy cho chúng ta, quý vị phải cố gắng niệm Phật, tạp niệm khởi lên cũng không cần lý tới nó, để nó đi. Tạp niệm có thể cùng một lúc với niệm Phật khởi lên, sức chú ý của chúng ta chú ý Phật hiệu, đừng chú ý nó, thì tự nhiên không có nữa, đừng để ý nó. Nó tự cảm thấy không có hứng thú thì chạy mất, nếu quý vị thường quan tâm nó, để ý nó, nó khởi tác dụng, nó mãi mãi không rời bỏ quý vị, đây là kinh nghiệm của người xưa. Không để ý nó, không sao! Cho nên niệm Phật đường, thiền đường, đường chủ thường nhắc nhở mọi người “chiếu cố thoại đầu”, chúng ta niệm một câu A Di Đà Phật này gọi là thoại đầu, quý vị chú ý nó đừng chú ý đến vọng niệm. Đại khái cần bao lâu? Phải cần hai năm đến ba năm, quý vị hoàn toàn chú ý được Phật hiệu của quý vị, vọng niệm tự nhiên giảm bớt. Ấn Quang đại sư ở trong Văn Sao nói cho chúng ta: một cây hương. Thời xưa ở trong chùa chiền không có đồng hồ, đồng hồ rất là quý hiếm, không phải người thường có thể mua được. Trong chùa chiền tính thời gian bằng cái gì? Là thắp hương, hương dài thì một tiếng rưỡi, hương thường hương phổ thông thì một tiếng. Niệm Phật đường phần nhiều đều thắp hương dài, một cây hương một tiếng rưỡi đồng hồ, trong một cây hương còn có năm ba cái vọng niệm, Ấn Quang đại sư nói như vậy là công phu khá rồi đấy, đây là thật. Cho nên chúng ta niệm Phật có vọng niệm cũng không sợ. Phương pháp của tôi đối phó vọng niệm, tôi không phải dùng niệm Phật, niệm Phật vọng niệm rất nhiều, tôi dùng đọc kinh.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment