HAI ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC:
Có một vị đồng tu mới học Phật chưa bao lâu nhìn thấy những người đã tu lâu năm, niệm Phật mấy chục năm cũng chưa vãng sanh, hỏi họ có nắm chắc mình sẽ vãng sanh hay không? Họ lắc đầu, cho nên vị đồng tu sơ học này mới thắc mắc và hỏi lão hòa thượng: “Mỗi ngày niệm Phật tại Niệm Phật Đường, thậm chí mỗi ngày niệm Phật suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, người như vậy có thể vãng sanh hay không?”
Lão hòa thượng trả lời: “Tôi không thể nói người đó không vãng sanh. Tôi cũng không thể nói người đó có thể vãng sanh”.
Nguyên nhân là gì? Vì vãng sanh cần phải có hai điều kiện.
Điều kiện thứ nhất là: lòng tin phải chân thật, tâm nguyện phải thiết tha, đó gọi là “chân tín, thiết nguyện”.
Điều kiện thứ hai là: “Buông xuống vạn duyên”.
Đầy đủ hai điều kiện này chắc chắn được vãng sanh! Thiếu một trong hai điều kiện này chưa chắc vãng sanh được.
Tuy chúng ta có lòng tin chân thật, tâm nguyện thiết tha muốn vãng sanh, nhưng trên thế gian này vẫn còn nhiều chuyện vướng mắc trong lòng, chưa buông xuống được, vậy thì không thể vãng sanh. Cho nên chúng ta phải buông xuống! Người xưa nói “tin sâu, nguyện thiết”, đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh nghĩa là nói rõ đã buông xuống hết rồi, như vậy thì mới được. Nhưng đối với con người hiện thời, nhất định phải giải thích rườm rà thêm một chút, nói rõ thêm vài câu: Nếu chúng ta đối với thế gian này còn lưu luyến, còn vương vấn, còn dính mắc, còn ân oán, thí dụ như: “Có người nào đó đối với tôi có ân, tôi còn chưa báo đáp. Người kia có thù hằn với tôi, tôi chưa trả thù”, như vậy thì có vãng sanh được hay không? Không lẽ A Di Đà Phật sẽ đợi chúng ta đền ơn, báo thù xong rồi mới trở lại tiếp dẫn chúng ta hay sao, lẽ nào như vậy? Vì thế nhất định phải buông xuống hết những thứ thị phi, nhân ngã, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, trong tâm phải trống rỗng, mảy trần chẳng nhiễm. Sau đó, đầy đủ lòng tin chân thật, tâm nguyện thiết tha, người như vậy nhất định vãng sanh. Niệm Phật nhiều hay ít không thành vấn đề.
Nếu chúng ta không buông xuống được, lòng tin không chân thật, tâm nguyện vãng sanh không thiết tha, dù mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, cũng là như người xưa nói “hét bể cổ họng cũng luống công vô ích”, không phải đã nói quá rõ ràng rồi sao? Người như vậy không thể nào vãng sanh.
Đức Thế Tôn trong kinh điển đã cảnh cáo chúng ta: “tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ là năm gốc rễ của địa ngục”, nếu phạm một trong năm thứ này chúng ta sẽ không thể nào vãng sanh được. Nếu năm thứ này trọn đủ không sót một thứ nào, dù A Di Đà Phật muốn kéo cũng kéo không nổi, chúng ta còn có thể vãng sanh hay sao? Do vậy chúng ta nhất định phải chặt đứt những gốc rễ này, chướng ngại vãng sanh của chúng ta sẽ không còn nữa.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
Nguồn Tham Khảo:
http://duongvecuclac.com/cong-phu-thanh-phien
Có một vị đồng tu mới học Phật chưa bao lâu nhìn thấy những người đã tu lâu năm, niệm Phật mấy chục năm cũng chưa vãng sanh, hỏi họ có nắm chắc mình sẽ vãng sanh hay không? Họ lắc đầu, cho nên vị đồng tu sơ học này mới thắc mắc và hỏi lão hòa thượng: “Mỗi ngày niệm Phật tại Niệm Phật Đường, thậm chí mỗi ngày niệm Phật suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, người như vậy có thể vãng sanh hay không?”
Lão hòa thượng trả lời: “Tôi không thể nói người đó không vãng sanh. Tôi cũng không thể nói người đó có thể vãng sanh”.
Nguyên nhân là gì? Vì vãng sanh cần phải có hai điều kiện.
Điều kiện thứ nhất là: lòng tin phải chân thật, tâm nguyện phải thiết tha, đó gọi là “chân tín, thiết nguyện”.
Điều kiện thứ hai là: “Buông xuống vạn duyên”.
Đầy đủ hai điều kiện này chắc chắn được vãng sanh! Thiếu một trong hai điều kiện này chưa chắc vãng sanh được.
Tuy chúng ta có lòng tin chân thật, tâm nguyện thiết tha muốn vãng sanh, nhưng trên thế gian này vẫn còn nhiều chuyện vướng mắc trong lòng, chưa buông xuống được, vậy thì không thể vãng sanh. Cho nên chúng ta phải buông xuống! Người xưa nói “tin sâu, nguyện thiết”, đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh nghĩa là nói rõ đã buông xuống hết rồi, như vậy thì mới được. Nhưng đối với con người hiện thời, nhất định phải giải thích rườm rà thêm một chút, nói rõ thêm vài câu: Nếu chúng ta đối với thế gian này còn lưu luyến, còn vương vấn, còn dính mắc, còn ân oán, thí dụ như: “Có người nào đó đối với tôi có ân, tôi còn chưa báo đáp. Người kia có thù hằn với tôi, tôi chưa trả thù”, như vậy thì có vãng sanh được hay không? Không lẽ A Di Đà Phật sẽ đợi chúng ta đền ơn, báo thù xong rồi mới trở lại tiếp dẫn chúng ta hay sao, lẽ nào như vậy? Vì thế nhất định phải buông xuống hết những thứ thị phi, nhân ngã, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, trong tâm phải trống rỗng, mảy trần chẳng nhiễm. Sau đó, đầy đủ lòng tin chân thật, tâm nguyện thiết tha, người như vậy nhất định vãng sanh. Niệm Phật nhiều hay ít không thành vấn đề.
Nếu chúng ta không buông xuống được, lòng tin không chân thật, tâm nguyện vãng sanh không thiết tha, dù mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, cũng là như người xưa nói “hét bể cổ họng cũng luống công vô ích”, không phải đã nói quá rõ ràng rồi sao? Người như vậy không thể nào vãng sanh.
Đức Thế Tôn trong kinh điển đã cảnh cáo chúng ta: “tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ là năm gốc rễ của địa ngục”, nếu phạm một trong năm thứ này chúng ta sẽ không thể nào vãng sanh được. Nếu năm thứ này trọn đủ không sót một thứ nào, dù A Di Đà Phật muốn kéo cũng kéo không nổi, chúng ta còn có thể vãng sanh hay sao? Do vậy chúng ta nhất định phải chặt đứt những gốc rễ này, chướng ngại vãng sanh của chúng ta sẽ không còn nữa.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
Nguồn Tham Khảo:
http://duongvecuclac.com/cong-phu-thanh-phien
- Category
- Giảng Pháp
Comments