Nương tựa chắc chắn vào câu Phật hiệu này, chúng ta mới có thể chắc chắn được sanh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
11 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 409
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chúng ta hiểu được đạo lý này, đó chính là trước đây thầy Lý thường nhắc với tôi, thầy muốn học ngu, không học thông minh tài trí. Thầy nói, tôi muốn học ngu phu ngu phụ, học những người này, học bao nhiêu năm cũng không giống, học ngu không dễ! Có câu: “ngu bất khả cập”, chúng ta không sánh kịp họ. Ý nghĩa chính là ở đây, không nên xem họ ngu.

Kỳ dư thế trí biện thông, thông nho thiền khách”, đây là người thông minh tài trí thế gian, nhà đại thông của Nho giáo, thiền khách trong Phật môn tham thiền chưa khai ngộ. “Tận tư độ lượng” ,vắt kiệt năng lực tư duy để đo lường, càng suy đoán càng xa, vì sao? Vì điều này không thể tư duy, không thể nghĩ bàn. Câu này là lời thật, không phải giả. “Hựu bất nhược”, lời này hay nói cách khác, mọi người dễ hiểu, trái lại không như “ngu phu phụ lão thật niệm Phật giả”, người ở nhà quê các ông các bà không biết chữ, họ không có tri thức, cái gì cũng không hiểu, nhưng họ rất thật thà, rất khiêm tốn. Tự biết mình không bằng ai, dạy họ niệm một câu A Di Đà Phật, họ thật thà niệm Phật. Niệm khoảng vài năm, họ vãng sanh đoan tướng hy hữu, đứng vậy vãng sanh, ngồi vậy vãng sanh. Phần tử tri thức không có cách nào sánh với họ được.
Đây chính là chỉ ở trước nói, “thế trí biện thông, thông nho thiền khách”, đều không sánh được với họ. Họ tu học thật sự có thành tựu, họ thật đã vãng sanh. Phẩm vị vãng sanh chúng ta không thể đoán được, vì sao? Vì có thể “tiềm thông Phật trí, ám hợp đạo diệu dã”, hai câu này nói rất hay, tám chữ này “tiềm thông Phật trí”, Phật trí là gì? Căn bản trí. Căn bản trí là trong tâm hoàn toàn sạch sẽ, nhất niệm bất sanh. Ngoài câu A Di Đà Phật ra, tất cả ý niệm đều không có. Sau cùng niệm đến trình độ nào? Tuy niệm Phật A Di Đà, trong tâm đến Phật A Di Đà cũng không chấp trước, đó chính là căn bản trí hiện tiền, đây là cảnh giới tiềm thông Phật trí, nên niệm mà không niệm, họ có niệm chăng? Họ niệm thật. Quý vị nghe họ Nam Mô A Di Đà Phật, từng chữ rõ ràng phân minh. Họ có phân biệt chấp trước chăng? Không có, đây chính là lý niệm. Đây chính là tiềm thông Phật trí, chính là am hợp đạo diệu.
Niệm Phật như vậy, họ vãng sanh là thượng bối vãng sanh, công phu giỏi thì thượng phẩm thượng sanh, công phu kém một chút thì thượng phẩm hạ sanh, sanh vào cõi thật báo trang nghiêm, cho nên không thể coi thường các ông các bà này được. Không nên cho rằng, họ niệm Phật tương lai đều vãng sanh hạ phẩm, sai! Tâm địa họ thanh tịnh, tâm địa họ lương thiện, không có ác niệm, tuyệt đối không hại người. Vì thế pháp môn niệm Phật rất vi diệu!
Chúng ta hiểu được đạo lý này, đó chính là trước đây thầy Lý thường nhắc với tôi, thầy muốn học ngu, không học thông minh tài trí. Thầy nói, tôi muốn học ngu phu ngu phụ, học những người này, học bao nhiêu năm cũng không giống, học ngu không dễ! Có câu: “ngu bất khả cập”, chúng ta không sánh kịp họ. Ý nghĩa chính là ở đây, không nên xem họ ngu. Họ niệm câu Phật hiệu này, họ sẽ niệm đến thượng phẩm thượng sanh. Hàm nghĩa thậm thâm trong này chính là nói rõ, người thật thà rất đáng nể, người thật thà rất tốt. Người thật thà không học Phật, họ không đọa ác đạo. Nếu họ có thể hành thiện, nhất định đến thiên đạo. Họ không thể hành thiện, đời sau vẫn là nhân đạo, vì sao vậy? Vì họ không có ý niệm hại người, không có ý niệm chiếm lợi ích người khác, không có ý niệm khống chế người, rất chân thật. Đoạn này là Ngẫu Ích đại sư nói.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment