THÀN THẬT NIỆM PHẬT SẼ KHÔNG BỊ MẮC LỪA MA VƯƠNG
Người học Phật thời nay, nhất là giới trẻ, thứ nhất là họ cần cái mới, cái xưa củ họ không học. Thứ hai là họ cần thay đổi, thứ ba là họ muốn nhanh chóng, đây là trào lưu của xã hội. Trong giai đoạn này, đặc biệt ở xã hội hiện nay muốn mới, muốn thay đổi, muốn nhanh chóng, không thể nói họ sai, thế thì bao giờ mới thật sự đạt đến mới mẽ nhất, khéo thay đổi nhanh chóng nhất? Nhưng quý vị phải nhớ, ba yêu cầu này nhất định không lìa bỏ “giới, định, huệ”, nếu như bỏ giới định huệ thì không phải Phật pháp, đã không phải Phật pháp thì là cái gì?
Kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: “Thời kỳ mạt pháp (là chỉ thời đại chúng ta hiện nay), tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng. Tà sư là ai vậy? Là con cháu của ma vương. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, ma vương Ba Tuần đến gặp Phật và bảo với ngài: “Tôi muốn phá hoại Phật pháp của ngài, vì Phật pháp muốn độ chúng sanh ra khỏi ba cõi, tôi không muốn họ ra ngoài ba cõi, tôi không thích vậy, tôi muốn phá hoại Phật pháp”. Đức Phật nói với ma vương: “Pháp của ta là chánh pháp, chánh pháp không có một phương pháp nào có thể phá hoại”, ma vương nói: “Đợi đến thời kỳ mạt pháp, pháp của ngài suy yếu, ta phái con cháu của ta cạo tóc xuất gia, mặc áo cà sa tới phá hoại Phật pháp của ngài”. Đức Phật Thích Ca nghe xong không nói lời nào, chỉ đành rơi lệ mà thôi, điều này chúng ta nên ghi nhớ và cảnh giác.
Cho nên ngày nay, chánh pháp không nhất định là mặc áo cà sa cạo tóc, hình tướng này chỉ đại biểu chứ không nhất định. Có một vài cư sĩ thật sự làm đúng chánh pháp, mà cũng có một vài người xuất gia tu theo tà pháp làm con cháu ma vương, trong cư sĩ cũng có hạng tà pháp, việc này rất phiền phức. Do đó trong xã hội thời nay, chúng ta làm thế nào thân cận một vị thiện tri thức ? Thật ra rất khó, vì thiện tri thức đâu có bao giờ nêu cái bản hiệu “Tôi là thiện tri thức” ? Giả như một ngày nào đó có một vị nêu bản hiệu thiện tri thức, sơ e rằng chưa chắc đã là thiện tri thức.
Quý vị thử xem kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham vấn, vị thiện tri thức nào mà không khiêm tốn ? Vị nào cũng khiêm tốn và tôn trọng người khác. Cho nên chánh pháp, tà pháp, Phật pháp giả, Phật pháp thật, chắc chắn phải cần đến trí tuệ, chúng ta mới phân biệt được. Lúc không thể phân biệt được thì có một cách, chỉ cần quý vị trung thực thì sẽ không bị mắc lừa, là thành thật niệm Phật thì được. Đối với mọi người, mọi sự, mọi vật ta đều cung kính bình đẳng, sức mạnh của ma vương dù lớn cũng không có cách nào làm chướng ngại ta, chúng ta cũng không bị họ hại. Quý vị nên nhớ, nguyên lý nguyên tắc chắc chắn không thể trái ngược Giới, Định, Huệ.
(Trích từ bài khai thị 208 của trang Tịnh Thư Quán. Hòa Thượng Tịnh Không)
Người học Phật thời nay, nhất là giới trẻ, thứ nhất là họ cần cái mới, cái xưa củ họ không học. Thứ hai là họ cần thay đổi, thứ ba là họ muốn nhanh chóng, đây là trào lưu của xã hội. Trong giai đoạn này, đặc biệt ở xã hội hiện nay muốn mới, muốn thay đổi, muốn nhanh chóng, không thể nói họ sai, thế thì bao giờ mới thật sự đạt đến mới mẽ nhất, khéo thay đổi nhanh chóng nhất? Nhưng quý vị phải nhớ, ba yêu cầu này nhất định không lìa bỏ “giới, định, huệ”, nếu như bỏ giới định huệ thì không phải Phật pháp, đã không phải Phật pháp thì là cái gì?
Kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: “Thời kỳ mạt pháp (là chỉ thời đại chúng ta hiện nay), tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng. Tà sư là ai vậy? Là con cháu của ma vương. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, ma vương Ba Tuần đến gặp Phật và bảo với ngài: “Tôi muốn phá hoại Phật pháp của ngài, vì Phật pháp muốn độ chúng sanh ra khỏi ba cõi, tôi không muốn họ ra ngoài ba cõi, tôi không thích vậy, tôi muốn phá hoại Phật pháp”. Đức Phật nói với ma vương: “Pháp của ta là chánh pháp, chánh pháp không có một phương pháp nào có thể phá hoại”, ma vương nói: “Đợi đến thời kỳ mạt pháp, pháp của ngài suy yếu, ta phái con cháu của ta cạo tóc xuất gia, mặc áo cà sa tới phá hoại Phật pháp của ngài”. Đức Phật Thích Ca nghe xong không nói lời nào, chỉ đành rơi lệ mà thôi, điều này chúng ta nên ghi nhớ và cảnh giác.
Cho nên ngày nay, chánh pháp không nhất định là mặc áo cà sa cạo tóc, hình tướng này chỉ đại biểu chứ không nhất định. Có một vài cư sĩ thật sự làm đúng chánh pháp, mà cũng có một vài người xuất gia tu theo tà pháp làm con cháu ma vương, trong cư sĩ cũng có hạng tà pháp, việc này rất phiền phức. Do đó trong xã hội thời nay, chúng ta làm thế nào thân cận một vị thiện tri thức ? Thật ra rất khó, vì thiện tri thức đâu có bao giờ nêu cái bản hiệu “Tôi là thiện tri thức” ? Giả như một ngày nào đó có một vị nêu bản hiệu thiện tri thức, sơ e rằng chưa chắc đã là thiện tri thức.
Quý vị thử xem kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham vấn, vị thiện tri thức nào mà không khiêm tốn ? Vị nào cũng khiêm tốn và tôn trọng người khác. Cho nên chánh pháp, tà pháp, Phật pháp giả, Phật pháp thật, chắc chắn phải cần đến trí tuệ, chúng ta mới phân biệt được. Lúc không thể phân biệt được thì có một cách, chỉ cần quý vị trung thực thì sẽ không bị mắc lừa, là thành thật niệm Phật thì được. Đối với mọi người, mọi sự, mọi vật ta đều cung kính bình đẳng, sức mạnh của ma vương dù lớn cũng không có cách nào làm chướng ngại ta, chúng ta cũng không bị họ hại. Quý vị nên nhớ, nguyên lý nguyên tắc chắc chắn không thể trái ngược Giới, Định, Huệ.
(Trích từ bài khai thị 208 của trang Tịnh Thư Quán. Hòa Thượng Tịnh Không)
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments