TĐ:3828- Nguyên nhân sâu xa của mọi điều ác, tai họa, bệnh tật là gì?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
TĐ:3828- Nguyên nhân sâu xa của mọi điều ác, tai họa, bệnh tật là gì?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 586
*Thời gian từ: 00h34:13:21 – 00h43:10:02
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Thường niệm sư ân”, thầy giáo, thiện tri thức hướng dẫn chúng ta, không có sự hướng dẫn của họ, làm sao chúng ta biết được những chân tướng sự thật này. Suốt một đời người ân đức cha mẹ lớn nhất, ân của thầy giáo cũng không khác gì ân cha mẹ. Ở Trung Quốc thời cổ đại, trong xã hội, ân đức của thầy giáo và ân đức cha mẹ được coi bình đẳng. Rõ ràng nhất là từ trên cách xưng hô có thể hiểu ra được. Ngày xưa, một người có danh có tự, chúng ta nói là danh tự, danh là danh, tự là tự. Tên là cha mẹ đặt, suốt đời không thể thay đổi, thay đổi là đại bất hiếu, một đời gọi tên chỉ có cha mẹ. Quí vị có làm đến tể tướng, hoàng đế gặp mặt quí vị cũng gọi bằng tự, chứ không gọi tên thật, là tôn trọng quí vị. Nếu như gọi tên quí vị tức là quí vị phạm tội rồi, quí vị bị kết tội rồi. Lúc này họ gọi quí vị bằng tên thật. Gọi tên thật quí vị tức là không còn chút khách khí gì với quí vị, là trách mắng quí vị. Gọi tên tự là cung kính đối với quí vị. Nhưng suốt đời ngoài cha mẹ gọi tên quí vị ra, thầy giáo gọi tên thật quí vị. Địa vị của thầy giáo và cha mẹ là bình đẳng. Phật Pháp thường nói, thân mạng có được từ cha mẹ, huệ mạng có được từ thầy giáo, cách nhìn của thầy giáo đối với học sinh còn quan trọng hơn đối với con cái mình. Toàn tâm toàn lực dạy học sinh cho tốt. Không có tư tâm.
Ngày xưa tham gia thi cử nhân, thi tiến sĩ, người thầy giáo của học trò thi đỗ này, con trai họ thi không đỗ, người ta đều khen ngợi thầy giáo: “thầy giáo này dạy học trò rất tốt!”, nếu như con mình thi đỗ, còn tất cả học sinh không có ai thi đỗ, vị thầy giáo này ở khu vực đó không còn mặt mũi nào nữa. Người ta phê bình ông ấy có tư tâm, quí vị xem con trai ông ấy dạy thì thi đỗ rồi, những người khác đều thi không đỗ! Ông ấy ở địa phương này thâm chí còn không có chỗ đứng, xấu hổ! Ân đức của thầy giáo có thể không biết được sao? Tri ân họ mới có thể báo ân, không biết ân đức họ sẽ không có ý niệm báo ân. Hiện tại không ai dạy họ nữa, người hiện nay đều không biết ân cha mẹ, ân thầy giáo. Ngày xưa ai dạy? cha mẹ và thầy giáo trợ giúp nhau dạy. Ân cha mẹ phải cần thầy giáo dạy cho học trò, nói cho quí vị cha mẹ cực khổ như thế nào để nuôi lớn quí vị, yêu thương quí vị như thế nào, kì vọng như thế nào với quí vị, học trò mới hiểu được, về nhà mới biết cách hiếu thuận với cha mẹ. Ân đức của thầy giáo phải do cha mẹ dạy, đổi nhau để dạy, người này mới hoàn toàn hiểu rõ. Cha mẹ ở trước mặt con cái ngại nói ra: ta là cha, mẹ con, con phải hiếu thuận ta. Nếu nó hỏi ngược lại rằng: vì sao con phải hiếu thuận? Thì cho mẹ nói không ra lời. Thầy giáo cũng không thể nói: con là học trò của ta, con phải tôn trọng ta, nói không được, mà do cha mẹ dạy. Cha mẹ dạy con cai tôn sư trọng đạo. Thầy giáo dạy học trò hiếu thuận cha mẹ. Hiện nay không ai dạy nữa, cha mẹ không dạy con cái tôn sư trọng đạo. Ở nhà trường thầy giáo cũng không dạy học sinh hiếu thuận cha mẹ. Cho nên xã hội ngày nay bất hiếu bất kính. Trong xã hội ngày xưa, tất cả những điều bất thiện, tất cả những hỗn loại, căn nguyên đó là gì? chính là con người bất hiếu bất kính. Đây là gốc, cũng là gốc của tất cả thiên tai, cũng là tất cả gốc của bệnh hoạn. Hiện tại xã hội này là xã hội gì? gốc đã hư hoại rồi. Phải cứu như thế nào? Không có cách gì cứu. Cũng giống như trước đây thầy Lý nói, thầy Lý thường nói, không phải nói một lần, xã hội ngày nay chư Phật Bồ Tát thần tiên hạ phàm cũng không cứu nổi. Điều này nghĩa là gì? Gốc hư rồi. Trung Quốc đối với cái gốc này sơ suất đã hai trăm năm rồi. Hai trăm năm trước nhà nhà đều coi trọng, người người đều biết. Hai trăm năm sau không ai biết nữa, không ai nói nữa, tổ tông truyền xuống, tinh thần văn hóa truyền thống Trung Quốc: ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, không có ai nói nữa.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment