Nguyên nhân bệnh tật và cách chữa trị. Lưu Thiện Nhân nói về bệnh rất hay.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
https://www.youtube.com/watch?v=wyZXHQRYr3A

https://www.niemphat.vn/nguyen-nhan-benh-tat/

https://www.youtube.com/watch?v=dcz98F8jLUE&feature=emb_title

Cho nên nhẫn nhục thì quá quan trọng, chỉ có bất cứ việc gì cũng đều có thể nhẫn, tâm của chúng ta mới thanh tịnh, không thể bị cảnh giới bên ngoài dao động. Chúng ta không dao động, bên ngoài núi sông đại địa liền tùy theo ý niệm của chúng ta mà chuyển tốt, nhất là không được sân si. Hiện tại người trong xã hội này đều có bệnh, hơn nữa còn bệnh rất nặng, bệnh từ do đâu mà ra vậy? Lưu Thiện Nhân nói về bệnh rất hay, ông nói một ngàn loại bệnh, căn nguyên chung của nó không ngoài hai chữ, một chữ khí và một chữ hỏa, bạn sân hận, bạn phát hỏa. Hỏa là gì vậy? Tức giận, luôn không rời khỏi hai căn gốc này. Nếu như người có thể gìn giữ mãi mãi không nổi nóng, không tức giận, thân thể của bạn sẽ không có bất cứ thứ bệnh gì. Chỉ cần bạn học được cái điểm này, thân thể của bạn liền khỏe mạnh. Thế nhưng bên ngoài có hoàn cảnh mê hoặc bạn làm cho bạn tức giận, đó là gì vậy? Đó là oan gia trái chủ của bạn đến gây phiền phức cho bạn, bạn cũng rất nghe lời, vừa muốn bạn tức giận thì quả nhiên bạn liền tức giận, cơn giận liền nổi lên, bạn bị lừa rồi, bạn bị thiệt thòi rồi. Bạn biết được cái chân tướng sự thật này rõ ràng tường tận rồi, thì ra họ đến muốn ta tức giận, ta vẫn cứ không tức giận, ta vẫn cười híp mắt với họ, hân hoan vui vẻ. Cho nên bất cứ người nào cũng không thể tổn hại bạn, ai tổn hại bạn? Chính mình tổn hại mình. Người ta đến tổn hại bạn là dùng phương pháp gì vậy? Là bảo bạn tự sát, bảo bạn tức giận, bảo bạn phát hỏa, bảo bạn bị bệnh. Bạn không biết được chân tướng sự thật, nếu bạn hiểu rõ được chân tướng sự thật, họ có dẫn dụ ta thế nào, đến gạt ta, ta đều như như bất động. Đây gọi là thật nhìn thấu, thật buông xả.

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment