TĐ:3802-“Đoạn ác tu thiện” , thiện phải tu như thế nào?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
TĐ:3802-“Đoạn ác tu thiện” , thiện phải tu như thế nào?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 566
*Thời gian từ: 00h10:09:20 – 00h17:16:14
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Phật Bồ Tát từ bi vô tận, đối với những người còn lưu luyến thế gian, không thể liễu sanh tử xuất tam giới ngay trong đời này, nhất đinh là khuyên răn mọi người đoạn ác tu thiện. Không tạo nghiệp tam đồ, sẽ không chịu khổ báo của tam đồ, điều này nói rất rõ ràng, nói rất minh bạch. Đồng thời để chúng ta làm một phép so sánh với thế giới tây phương Cực Lạc, sau đó ta sẽ có một sự lựa chọn chính xác. Quý vị lựa chọn thế gian hay lựa chọn thế giới Cực lạc? Dụng ý thật sự chính là ở điểm này. Thật sự rõ ràng, thật sự minh bạch, chúng ta hy vọng ngay trong đời này được vãng sanh Tịnh độ, không tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Như vậy cần phải dõng mãnh tinh tấn, phải buông bỏ triệt để, nhất niệm niệm Phật, thành tựu tam muội. Nhất tâm chuyên niệm, tam muội liền hiện tiền, tam muội là gì? Trong tâm ngoài Phật A Di Đà ra, không có chút tạp niệm nào, gọi là tam muội, đây gọi là niệm Phật tam muội. Có công phu như vậy nhất định vãng sanh, mà còn có thể tùy thời vãng sanh. Chỉ cần ý niệm ta vừa động, Đức Phật Di Đà liền đến tiếp dẫn. Bởi thế ta muốn lúc nào đi, thì lúc đó đi, quả là tự tại!
Bên dưới là chú thích của Hoàng Niệm Tổ: “chuẩn Bành thị chi thuyết”, chính là y theo tư tưởng của cư sĩ Bành Tế Thanh, “Là nói những điều rất thiết yếu”, ông đã nói ra bốn điều. “Kỳ thủ nhất”, chính là thứ nhất và thứ hai, tức là khuyên nguyện, khuyên chúng ta phải phát nguyện cầu sanh, cũng tức phát tâm bồ đề. Thứ ba là khuyên tin; thứ tư là chúng ta mới đọc, là khuyên hành: Dừng ác hành thiện, vua trong các điều thiện tức là trì danh, câu này vô cùng quan trọng. Người thế gian đều hy vọng dừng ác tu thiện, đoạn ác tu thiện, thiện phải tu như thế nào? Đích thực không có ai biết, niệm Phật là thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn niệm Phật, vì sao vậy? Vì nhất tâm niệm Phật là dung hòa thành nhất thể với Phật A Di Đà, điều thiện này lớn biết bao! Còn có điều gì sánh được với việc niệm Phật chăng? Phật A Di Đà là “Phật trung chi vương, quang trung cực tôn”. Đức của Phật A Di Đà, danh hiệu của Phật A Di Đà, là tượng trưng, là tiêu biểu thiện hành mà tất cả chư Phật Bồ Tát tu được trong biến pháp giới hư không giới, dùng họ để làm tượng trưng. Trên thực tế, Phật A Di Đà chính là tánh đức viên mãn của tự tánh.
Bởi vậy ở đây Đức Thế Tôn lại khai đạo chúng ta, không có gì thiện hơn niệm Phật, tu thiện gì cũng không bằng niệm Phật, vì sao vậy? Nếu không niệm Phật, thì dù thế gian tu thiện lớn đến đâu, quả báo đều ở cõi trời Dục giới, không ra khỏi dục giới. Tầng trời cao nhất của Dục giới gọi là Tha hóa tự tại thiên, phước báo rất lớn. Có thể nói phước báo của Trời tha hóa tự tại, rất giống cõi phàm thánh đồng cư ở thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc thù thắng hơn cõi trời này chính là có trí tuệ. Trong trời tha hóa tự tại không có Phật thuyết pháp, thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà ngày ngày thuyết pháp, ngày ngày dạy học. Chỉ dựa vào điểm này, cõi nước chư Phật mười phương đều không sáng bằng thế giới Cực Lạc, chúng ta phải hiểu rõ điều này.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment