TĐ:3267- Chớ để “công đức” trở thành “phúc đức” , “đoạn ác tu thiện” phải thanh tịnh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:3267- Chớ để “công đức” trở thành “phúc đức” , “đoạn ác tu thiện” phải thanh tịnh
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 220
*Thời gian từ: 00h20:01:15 – 00h29:27:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Nên nhớ, tham sân si mạn nghi, là phiền não nghiêm trọng, tập khí bất thiện, trong Phật pháp gọi là căn bản phiền não. Nếu không đoạn căn bản phiền não, không thể ra khỏi luân hồi lục đạo. Dù làm bao nhiêu việc tốt, cũng không ra khỏi lục đạo.
Chúng ta nghĩ đến Lương Võ Đế đương thời, là một đại hộ pháp của Phật giáo. Ông dùng thân phận quốc vương của mình, toàn tâm toàn lực hộ trì Phật pháp, thích người xuất gia. Thấy người phát tâm xuất gia, ông liền hộ trì, liền cúng dường. Kiến lập hơn 400 đạo tràng, là đại hộ pháp hộ trì mấy mươi vạn người xuất gia. Lúc tổ sư Đạt Ma đến Trung quốc diện kiến ông, ông ta rất tự hào nói với tổ sư Đạt Ma về cống hiến của mình đối với Phật pháp. Thỉnh giáo tổ sư Đạt Ma, công đức của mình có lớn chăng? Công đức trẫm lớn chừng nào? Tổ sư Đạt Ma nói, không có công đức. Chính câu nói này khiến ông không vui, nói lời không hợp ý, ông ra lệnh tiễn khách, mời tổ sư Đạt Ma đi ra.
Lời của tổ sư Đạt Ma là thật, vì sao vậy? Vì làm nhiều việc tốt nhưng tâm luôn kiêu ngạo, chưa đoạn phiền não, làm gì có công đức? Phước báo rất lớn, ông ta tu được là phước báo, không phải công đức, phước đức và công đức không giống nhau. Ông ta tu là phước đức, không phải công đức. Công đức là phải buông bỏ tập khí phiền não, đó là công đức.
Từ những điều này chúng ta có thể lãnh hội được, tập khí phiền não rất khó đoạn. Chỉ cần nó xen vào, thì hoàn toàn trở thành phước đức. Phước hưởng ở đâu? Hưởng trong lục đạo. Chư vị phải biết điều này, hưởng trong lục đạo, không ra khỏi lục đạo. Ba đường lành hưởng phước, trong ba đường ác cũng có hưởng phước. Chúng ta thấy trong kinh điển, Đề Bà Đạt Đa tạo tội hủy báng Tam bảo, hủy báng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tâm đố kỵ của ông rất nặng, thấy người khác tu hành hơn mình, sanh tâm hủy báng. Báng Phật, báng pháp, báng tăng, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu, tạo rất nhiều tội đều là tội của địa ngục A tỳ, ông quả thật là đọa vào địa ngục A tỳ. Nhưng những hành vi này làm nổi bật đại đức, đại hạnh, đại từ, đại bi của Phât. Đây là ông đã làm việc tốt, việc tốt có quả báo tốt. Không sai, đúng là ông ở trong địa ngục, ở địa ngục A tỳ. Thế Tôn nói với chúng ta, những gì Đề Bà Đạt Đa chịu trong địa ngục A tỳ gần giống như trời đao lợi. Nhưng ở trong địa ngục A tỳ, không phải ở cõi trời đao lợi, điều này đáng để chúng ta suy tư!
Quý vị xem, có người đọa vào ngạ quỷ, hưởng thụ trong quỷ đạo gần giống như thiên nhân vậy. Phước báo lớn, nhưng họ ở địa ngục. Có người hưởng phước trong đường súc sanh, trong đường súc sanh cũng có tu hành. Nhân quả báo ứng rất phức tạp, không thể vài câu có thể nói hết được.
Đức Phật dạy chúng ta, thật sự muốn xuất ly tam giới, vượt thoát luân hồi lục đạo, không được tu phước, không được tạo ác, tuyệt đối không dính vào thiện ác nhị biên. Phải tu như thế nào? Đoạn tất cả điều ác, tu tất cả điều thiện. Đoạn ác không nghĩ đến đoạn ác, tu thiện không nghĩ đến tu thiện, tâm phải thanh tịnh. Về sự thật sự phải đoạn ác tu thiện, trong tâm thanh tịnh, không nhiễm chút bụi trần. Làm mà không làm, không làm mà làm, làm rồi giống chưa làm vậy, duy trì mãi tâm bình đẳng là đúng. Nghĩa là dùng nhất tâm để làm, đừng dùng hai tâm, hai tâm là sai. Nhất tâm là chân tâm, hai tâm là vọng tâm.
Nhà Phật thường nói, thế tục cũng nói, nhưng lời này được nói trong kinh Phật: “Ba tâm hai ý”. Ba tâm hai ý là thuật ngữ trong nhà Phật, hiện nay xã hội đại chúng đều dùng. Ba tâm là chỉ A lại da, Mạt na và Ý thức, đây là ba tâm. Hai ý chính là Ý thức và Ý căn, Mạt na gọi là Ý căn. Đều là lời trong kinh Phật, ba tâm hai ý, ba tâm hai ý là tạo nghiệp, là sai.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment