Mọi tâm hành bất thiện, phải đoạn tận mới có hy vọng vãng sanh, bằng không tuyệt đối không thể.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 233
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không


Đới nghiệp vãng sanh, người người đều có phần.


Chỉ có thể mang nghiệp cũ, không thể mang nghiệp mới. Ta khởi ác niệm, còn làm việc tổn người lợi mình, đây là nghiệp mới hiện tại, không phải là túc nghiệp, không phải nghiệp cũ, nghiệp mới không mang theo được. Huống gì oán thân trai chủ đến gây phiền phức.


Ở trước chúng ta đã học, từ quá khứ đến nay tạo tội nghiệp cực nặng, chỉ cần thành tâm sám hối, đối với pháp này tin sâu nguyện thiết, cũng đều được vãng sanh. Khi lâm mạng chung có thể quay đầu, nhất niệm, thập niệm đều có thể vãng sanh, quá tuyệt! Ở thế gian tìm không được pháp môn này.
Ở đây có một câu nói cần phải giải thích rõ ràng, không nói rõ ràng tôi sẽ có tội. Vì quý vị nghe những gì tôi nói, nghĩ rằng pháp môn này quá hay, bây giờ làm việc xấu cũng không sao, đến lúc lâm mạng chung chúng ta sám hối là có thể vãng sanh, như vậy là quá ngộ nhận. Về lý có thể nói như thế, nhưng về sự rất phiền phức, về sự có phiền phức gì? Ta tạo tội nghiệp, hại những chúng sanh đó, khi lâm mạng chung những chúng sanh đó có gây chướng ngại chăng? Nếu họ chướng ngại, trả thù, khi lâm chung ta không giữ được chánh niệm, ta sẽ bị bệnh đãng trí, bị những oán thân trai chủ này quấy nhiễu, họ muốn kéo ta vào trong tam đồ để trả thù. Nợ mạng phải trả bằng mạng, nợ tiền phải trả tiền, hối hận cũng không kịp. Phải như thế nào? Bắt đầu hôm nay phải sám hối, tuyệt đối không làm việc xấu, khi lâm mạng chung mới chắc chắn được. Đừng nghĩ rằng trong kinh nói, về lý là như thế, nhưng hơi thở cuối cùng ta có rõ ràng minh bạch hay không, ta có sám hối niệm Phật vãng sanh không? Đó là điều then chốt!
Khi lâm chung được vãng sanh hay không phải dựa vào ba điều kiện. Thứ nhất, đầu óc tỉnh táo không hề mê hoặc. Thứ hai là có thiện hữu nhắc nhở, khuyên ta niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, lập tức tiếp nhận, lập tức niệm Phật. Phải đầy đủ điều kiện này mới được, nếu không đầy đủ điều kiện này, không phải kinh Phật không linh, mà do ta hiểu sai nghĩa của kinh. Ta còn có sự may mắn, không sao, khi lâm chung ta nhất niệm Phật A Di Đà đều có thể vãng sanh, bây giờ ta hại thêm vài người cũng không sao. Sai lầm, hoàn toàn nghĩ sai. Người khởi ý niệm này chính là hiện hành, các bậc cổ đức nói về đới nghiệp rất rõ ràng. Chỉ có thể mang nghiệp cũ, không thể mang nghiệp mới. Ta khởi ác niệm, còn làm việc tổn người lợi mình, đây là nghiệp mới hiện tại, không phải là túc nghiệp, không phải nghiệp cũ, nghiệp mới không mang theo được. Huống gì oán thân trai chủ đến gây phiền phức.
Người học Phật chúng ta biết, có một số người đích thực có thiên nhãn, họ nhìn thấy nhưng không nghe thấy. Họ thấy có một số người niệm Phật, bên cạnh có rất nhiều oán thân trai chủ đi theo, đặc biệt có thể thấy trong pháp hội siêu độ. Như vậy nghĩa là sao? Họ đến đòi nợ, đến đòi mạng. Họ đến tham gia pháp hội là muốn cầu xin quý vị, hy vọng quý vị siêu độ cho họ. Dùng gì để siêu độ? Dùng công đức chân thật.
Ngày ngày ta nghĩ phương pháp hại người khác, hãm hại người khác. Ngày ngày ta lạy Phật, tụng kinh, sám hối, có lợi ích chăng? Không có lợi ích. Nghĩa thật sự của sám hối là về sau không tái phạm, ban ngày làm việc xấu tối về sám hối, ngày mai tiếp tục làm tối đến lại sám hối, có hiệu quả chăng? Không có hiệu quả, hoàn toàn dùng tâm sai. Điều này không những không có lợi ích, mà tội còn thêm nặng. Người không hiểu Phật pháp tạo tội có thể tha thứ được, còn như đã học Phật pháp mà còn tạo tội, tưởng rằng ta còn có thể đầu cơ trục lợi, đi vào chỗ hở của Phật pháp. Tạo ra những tội nghiệp như thế là sai, hoàn toàn sai lầm. Không thể không hiểu rõ ràng những đạo lý này, không thể không minh bạch.
Người ở thế giới Cực Lạc đều là chân tâm, tâm chân thành, tuyệt đối không có hư ngụy, tuyệt đối không có ba tâm hai ý. Mọi tâm hành bất thiện, phải đoạn tận mới có hy vọng vãng sanh, bằng không tuyệt đối không thể. Kinh không thể không đọc, không thể không nghe. Tuyệt đối không làm điều ác, quả báo thương thiên hại lý đều ở trong địa ngục A tỳ, không có phần ở thế giới Cực Lạc, không thể không biết điều này.



Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 233
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment