TĐ:3665-Có nhiều người học Phật trở thành ngoại đạo, mà bản thân cũng không biết

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:3665-Có nhiều người học Phật trở thành ngoại đạo, mà bản thân cũng không biết
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 485
*Thời gian từ: 00h33:18:07 – 00h39:56:19
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Tư Trì Ký nói: Ngoại đạo giả, bất thọ Phật hóa, biệt hành tà pháp”. Đây là nói con người, từ nhân sự mà nói. Có một loại chúng sanh không tiếp nhận giáo huấn của Phật. Ngày nay chúng ta nói họ không tin Phật, họ tin tôn giáo khác. Đây cũng coi là ngoại đạo, hoàn toàn là từ hiện thực nhân sự để nói, đây là ngoại đạo.
Thiên Thai Tịnh Danh Sớ_Tịnh Danh là Kinh Duy Ma Cật nói: “Pháp ngoại vọng kế, tư xưng ngoại đạo”, đây lại là một cách nói khác. Pháp ngoại, pháp ở đây là Phật pháp. Không tương ưng với những gì trong Phật pháp nói, trái với những điều Phật pháp nói đều gọi là ngoại đạo, đạo này là đạo môn.
Viên Giác Kinh Tập Chú lại nói: “Tâm hành lý bên ngoài, nên gọi là ngoại đạo”. Đây là từ tâm tánh mà nói, tư duy trong tâm chúng ta, hành là ngôn ngữ và hành vi, trái với chân lý gọi là ngoại đạo. Lấy truyền thống văn hóa xưa để nói, chúng ta trái với ngũ luân, cha không ra cha, con không ra con. Trái với ngũ thường, ngũ thường là nhân nghĩa lễ trí tín. Hay nói cách khác bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, vô trí, vô tín, đây là ngoại đạo. Trái với tứ duy bát đức, tứ duy là lễ nghĩa liêm sie_vô lễ, vô nghĩa, vô liêm, vô sỉ. Trái với bát đức, bát đức là hiếu để trung tín nhân ái hòa bình, đây gọi là ngoại đạo.
Câu Xá Huyền Nghĩa lại nói: “Học quai đế lý, tùy tự vọng tình, bất phản nội giác, xưng vi ngoại đạo”. Đây là nói những người học Phật, chúng ta dụng tâm sai, đi sai phương hướng. Những gì chúng ta học được là trái với tánh đức, lý này là tự tánh. Nếu có thể minh lý kiến tánh, chúng ta chưa học qua giới luật, nhưng ngôn hành cử chỉ tự nhiên hợp với giới luật. Vì sao vậy? Vì giới luật là từ trong tâm tánh hiển lộ ra. Quý vị kiến tánh, tuy chưa học qua, tất nhiên cũng như pháp, vì sao vậy? Đây gọi là “đạo cộng giới”. Đã hiểu rõ về đạo, họ khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều ở trong đạo. Giới luật chính là đạo, viết ra từng điều từng điều một. Tuy chưa từng học, nhưng làm ra đều giống như các ngài vậy, không hề trái phạm.
“Định cộng giới”, định là tâm địa thanh tịnh bình đẳng, những quy củ này chưa học qua, nhưng tự nhiên phù hợp. Nên đế lý rất quan trọng, không được tùy tình chấp, vọng tình của bản thân. Tùy thuận vọng tình gọi là bất phản nội giác, không biết hồi quang phản chiếu, không biết phản cầu chư kỷ, như vậy đều gọi là ngoại đạo. Nên phạm vi ngoại đạo của Phật pháp vô cùng rộng lớn.
Từ xưa đến nay, biết bao nhiêu người học Phật, kết quả biến thành ngoại đạo, nhưng bản thân họ đều không biết. Bản thân hiện tại không biết, sau khi chết rồi sẽ biết, vì sao vậy? Vì sau khi chết họ không phải ở bên Phật. Thật sự tu giỏi, có công phu, họ ở với ma, ở với yêu quái. Yêu ma quỷ quái ở với họ, đó là loại nào? Nổi tiếng nhất là Tu La và La Sát, họ đi vào đó, họ đi lệch đường.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment