Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 225
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Tối hôm trước, sau khi tôi giảng kinh xong, đón tiếp những người đồng tu các nơi đến, trong đó có hai vị từ Đông bắc đến. Một người đến từ Hắc Long Giang, một người đến từ Trường Xuân. Hai người này tuổi tác đều đã lớn, một vị bảy mươi tuổi, một người hơn 60 cũng gần bảy 70 tuổi. Họ đều bị bệnh nặng, bệnh viện hết cách trị liệu. Hai người này ở Đông bắc đều biết cư sĩ Lưu Tố Vân, họ phát tâm học theo bà. Không khám bệnh, không uống thuốc, không chích, chỉ thành tâm niệm Phật A Di Đà. Vì họ biết mình sắp chết, bác sĩ đã tuyên bố họ không thể sống. Có một người niệm hơn một tháng, bệnh lành thân thể ngày càng mạnh khỏe. Khi đến bệnh viện tái khám, bác sĩ đều vô cùng kinh ngạc. Vì sao ông được lành mạnh? Ông uống thuốc gì? Dùng phương pháp trị liệu nào? Ông nói tôi không làm gì cả, chỉ niệm Phật A Di Đà. Bác sĩ nói hay là trước đây chẩn đoán sai? Liền đem tài liệu cũ ra xem lại, rõ ràng không có gì sai lầm. Mọi người đều cảm thấy kinh ngạc, không hiểu vì sao, nhưng trong lòng chúng ta đều hiểu: “tướng tùy tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển”. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật có dạy rằng: “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Tôi đã nói cho họ nghe hai câu kinh văn này. Tâm chúng ta thường tán loạn, cho nên không thể ứng phó, thiên tai của bản thân mình chính là bệnh khổ, không thể giải quyết thiên tai của hoàn cảnh mình. Nếu chế tâm một chỗ, mọi vấn đề đều được giải quyết.
Ví dụ, tâm chúng ta hiện nay nó phân tán giống như ánh sáng ngọn đèn, nếu tập trung ánh sáng đó lại, sức mạnh của nó rất lớn. Quý vị xem ánh sáng phân tán, chỉ cần một trang giấy có thể che nó được, nó không thể xuyên qua. Nhưng nếu tập trung nó vào một điểm, không phải trở thành tia laser ư? Đến tấm giang cũng có thể xuyên qua, quý vị thấy sức mạnh nó lớn biết bao! Thực tế, đạo lý là như vậy, không có gì hy hữu, không phải Phật Bồ Tát gia trì, không phải! Là do tâm thanh tịnh, không suy nghĩ lung tung, nhất tâm nghĩ đến Phật A Di Đà. Dùng danh hiệu Phật A Di Đà tập trung tâm vào một điểm, khiến tế bào bệnh trong thân thể đều trở lại bình thường, chính là như vậy, cho nên họ lành mạnh. Ba câu nói này trong kinh Phật thường hay nói. Bỏ ác làm thiện, chúng ta gọi là đoạn ác tu thiện. Cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm, vấn đề liền được giải quyết. Đối với bên trong giải quyết bệnh khổ của chính mình, đối với bên ngoài hóa giải được thiên tai nhân họa. Vấn đề then chốt là ta có tin chăng? Người tin không nhiều. Người tin rất được lợi ích, người không tin không được lợi ích. Có nghi hoặc, sẽ đến khám bác sĩ. Tin tưởng bác sĩ, bác sĩ có thể giúp ta trị liệu. Nếu tin Phật A Di Đà, ngài có thể trị liệu cho ta. Ai trị liệu? Tín tâm trị liệu, không phải bác sĩ, cũng không phải Phật A Di Đà. Nói cho quý vị biết, là do tín tâm trị liệu. Đây chính là nhà Phật nói, vạn pháp duy tâm, tất cả đều do tâm tạo, tất cả do tâm tưởng mà thành, vấn đề là như vậy. Nếu không thâm nhập kinh tạng, rất khó sanh khởi tín tâm. Chúng ta cũng có niềm tin này. Tín tâm này như ở đây nói, tín tâm không sâu, tín tâm không chuyên, tín tâm không kiên cố, vấn đề là đây. Đến khi nào niềm tin ta vững chắc, niềm tin kiên cố, niềm tin chuyên nhất, điều này cần có công phu. Trong công phu này quan trọng nhất là thấu triệt, hiểu rõ nghĩa thú trong kinh. Nghĩa thú trong kinh nói gì? Nói về chân tướng của nhân sinh vũ trụ. Thông đạt chân tướng nhân sinh vũ trụ, ta ứng phó mọi thứ rất tự nhiên, rất chính xác.
Trong kinh Phật nói câu này, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Việc lớn lao nhất là thành Phật, chế tâm một chỗ là thành Phật. Chúng ta dùng một chỗ này để tu Tịnh độ, một chỗ này là gì? Một chỗ chính là một câu Phật hiệu, A Di Đà Phật, chúng ta đặt tâm vào một chỗ này. Bản thân kém một chút cũng không sao, 48 nguyện của Phật A Di Đà sẽ gia trì ta, chúng ta cũng không có việc gì mà không làm được.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Tối hôm trước, sau khi tôi giảng kinh xong, đón tiếp những người đồng tu các nơi đến, trong đó có hai vị từ Đông bắc đến. Một người đến từ Hắc Long Giang, một người đến từ Trường Xuân. Hai người này tuổi tác đều đã lớn, một vị bảy mươi tuổi, một người hơn 60 cũng gần bảy 70 tuổi. Họ đều bị bệnh nặng, bệnh viện hết cách trị liệu. Hai người này ở Đông bắc đều biết cư sĩ Lưu Tố Vân, họ phát tâm học theo bà. Không khám bệnh, không uống thuốc, không chích, chỉ thành tâm niệm Phật A Di Đà. Vì họ biết mình sắp chết, bác sĩ đã tuyên bố họ không thể sống. Có một người niệm hơn một tháng, bệnh lành thân thể ngày càng mạnh khỏe. Khi đến bệnh viện tái khám, bác sĩ đều vô cùng kinh ngạc. Vì sao ông được lành mạnh? Ông uống thuốc gì? Dùng phương pháp trị liệu nào? Ông nói tôi không làm gì cả, chỉ niệm Phật A Di Đà. Bác sĩ nói hay là trước đây chẩn đoán sai? Liền đem tài liệu cũ ra xem lại, rõ ràng không có gì sai lầm. Mọi người đều cảm thấy kinh ngạc, không hiểu vì sao, nhưng trong lòng chúng ta đều hiểu: “tướng tùy tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển”. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật có dạy rằng: “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Tôi đã nói cho họ nghe hai câu kinh văn này. Tâm chúng ta thường tán loạn, cho nên không thể ứng phó, thiên tai của bản thân mình chính là bệnh khổ, không thể giải quyết thiên tai của hoàn cảnh mình. Nếu chế tâm một chỗ, mọi vấn đề đều được giải quyết.
Ví dụ, tâm chúng ta hiện nay nó phân tán giống như ánh sáng ngọn đèn, nếu tập trung ánh sáng đó lại, sức mạnh của nó rất lớn. Quý vị xem ánh sáng phân tán, chỉ cần một trang giấy có thể che nó được, nó không thể xuyên qua. Nhưng nếu tập trung nó vào một điểm, không phải trở thành tia laser ư? Đến tấm giang cũng có thể xuyên qua, quý vị thấy sức mạnh nó lớn biết bao! Thực tế, đạo lý là như vậy, không có gì hy hữu, không phải Phật Bồ Tát gia trì, không phải! Là do tâm thanh tịnh, không suy nghĩ lung tung, nhất tâm nghĩ đến Phật A Di Đà. Dùng danh hiệu Phật A Di Đà tập trung tâm vào một điểm, khiến tế bào bệnh trong thân thể đều trở lại bình thường, chính là như vậy, cho nên họ lành mạnh. Ba câu nói này trong kinh Phật thường hay nói. Bỏ ác làm thiện, chúng ta gọi là đoạn ác tu thiện. Cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm, vấn đề liền được giải quyết. Đối với bên trong giải quyết bệnh khổ của chính mình, đối với bên ngoài hóa giải được thiên tai nhân họa. Vấn đề then chốt là ta có tin chăng? Người tin không nhiều. Người tin rất được lợi ích, người không tin không được lợi ích. Có nghi hoặc, sẽ đến khám bác sĩ. Tin tưởng bác sĩ, bác sĩ có thể giúp ta trị liệu. Nếu tin Phật A Di Đà, ngài có thể trị liệu cho ta. Ai trị liệu? Tín tâm trị liệu, không phải bác sĩ, cũng không phải Phật A Di Đà. Nói cho quý vị biết, là do tín tâm trị liệu. Đây chính là nhà Phật nói, vạn pháp duy tâm, tất cả đều do tâm tạo, tất cả do tâm tưởng mà thành, vấn đề là như vậy. Nếu không thâm nhập kinh tạng, rất khó sanh khởi tín tâm. Chúng ta cũng có niềm tin này. Tín tâm này như ở đây nói, tín tâm không sâu, tín tâm không chuyên, tín tâm không kiên cố, vấn đề là đây. Đến khi nào niềm tin ta vững chắc, niềm tin kiên cố, niềm tin chuyên nhất, điều này cần có công phu. Trong công phu này quan trọng nhất là thấu triệt, hiểu rõ nghĩa thú trong kinh. Nghĩa thú trong kinh nói gì? Nói về chân tướng của nhân sinh vũ trụ. Thông đạt chân tướng nhân sinh vũ trụ, ta ứng phó mọi thứ rất tự nhiên, rất chính xác.
Trong kinh Phật nói câu này, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Việc lớn lao nhất là thành Phật, chế tâm một chỗ là thành Phật. Chúng ta dùng một chỗ này để tu Tịnh độ, một chỗ này là gì? Một chỗ chính là một câu Phật hiệu, A Di Đà Phật, chúng ta đặt tâm vào một chỗ này. Bản thân kém một chút cũng không sao, 48 nguyện của Phật A Di Đà sẽ gia trì ta, chúng ta cũng không có việc gì mà không làm được.
- Category
- Giảng Pháp
Comments