TĐ:3529- Tại sao niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
TĐ:3529- Tại sao niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 400
*Thời gian từ: 00h52:51:24 – 01h05:16:07
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Ác nghiệp từ vô thỉ là do vọng tâm sinh ra, công đức niệm Phật được khởi lên từ chân tâm. Chân tâm như mặt trời, vọng tâm như bóng tối, chân tâm vừa khởi, vọng niệm liền mất, như mặt trời ló dang thì đêm tối không còn. Mấy câu này là nói về công đức của việc niệm Phật, những lợi ích của việc niệm Phật, có thể diệt trừ tội nghiệp, tiêu trừ nghiệp chướng của bạn, vì sao? Ác nghiệp vô lượng vô biên từ vô thỉ kiếp đến nay là do vọng tưởng sinh, vọng là gì? Mê, mê mà không giác, đi ngược lại với tự tánh, nên họ mới tạo tất cả tội nghiệp. Tội nghiệp là gì? Mê lầm ngay từ đầu, cho rằng thân này là của ta, tất cả khởi tâm động niệm đều vì thân này, để than này hưởng thụ, nhưng thân này là giả, không phải của ta.
Quý vị xem, chúng ta tận tâm tận lực vì nó, thật đáng thương, tạo tội nghiệp đầy thân. Khi có thân, đầu tiên là tự tư tự lợi xuất hiện, vì lợi ích bản thân, ta bắt đầu hại người. Tất cả khởi tâm, động niệm đều vì lợi ích chính mình, hại người lợi mình, khởi tâm động niệm là tổn người lợi mình. Trong quá trình đó ta đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, quả báo là rơi vào trong tam đồ: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Bởi thế điều đầu tiên Phật dạy chúng ta: Thân này không phải là tôi, mà thân thuộc về cái gì? Phật pháp gọi thân là ngã sở, chính là tôi sở hữu. Như áo quần vậy, áo quần không phải là tôi, mà nó là sở hữu của tôi, mình phải phục vụ cho áo quần ư? Không, vì sao? Biết nó không phải là của ta, cái gì mới là của ta? Cái gì là của ta? Có, giáo lý Đại thừa cho rằng thường, lạc, ngã, tịnh. Bốn chữ này là chân lý, không phải giả.
Thường là gì? Là vĩnh hằng bất biến, nếu còn thay đổi là vô thường, vô thường là giả, thường là chân. Đại sư Huệ Năng đã thấy nó, khi ngài trình kệ lên Ngũ tổ, câu thứ hai: Nào ngờ tự tánh, vốn không sinh diệt. Không sinh không diệt là thường, vốn không sinh không diệt là thường. Lạc, lac là thật, khổ là giả, đây là sự an lạc tuyệt đối. Ngày nay chúng ta thường nói khổ lạc là một đôi, kì thực trong vũ trụ không có thứ tương đối. Nhị biên khổ-lạc đều xả bỏ, đó là chân lạc. Tôi có chân lạc, chân lạc là gì? Lạc của đại Niết bàn, cái vui của sự thanh tịnh tịch diệt, Như Lai quả địa thượng mới lãnh hội được. Hiện tại chúng ta đang đánh mất tự tánh, nên hoàn toàn không cảm nhận được, cho dù có nói chúng ta vẫn không tin, không tiếp nhận.
Ngã, có nghĩa chủ tể, tự tại, có chăng? Có, trong bài kệ của đại sư Huệ Năng có nói đến: nào ngờ tự tánh, vốn tự đầy đủ, đó là nghĩa của chữ ngã, thực sự làm chủ tể, chứng đắc đại tự tại. Tịnh, câu thứ nhất ngài nói: Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh. Đầy đủ cả thường, lạc, ngã, tịnh, chỉ vì quên mất tự tánh nên không nhận ra đấy thôi, kiến tánh là thấy ngay, nó là tánh đức, tự tánh chính là chính mình, là ta. Bốn đức của tự tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh, minh tâm kiến tánh, khi kiến tánh quý vị liền cảm nhận được ngay, chưa kiến tánh thì bốn chữ kia cũng chỉ là hữu danh vô thực, cần phải nắm rõ.
Vì thế trong giáo lý Tiểu thừa, Phật thường dạy cho chúng ta vô thường, vô ngã, khổ, không, vô thường, Phật luôn nói về những điều này. Đây là nói cho Tiểu thừa để phá tình chấp cho họ. Với Đại thừa, Phật dạy chân thường, thực sự có thường, lạc, ngã, tịnh. Ngày nay chúng ta đang sống với vọng tâm, vọng tâm là gì? Đó là tâm phân biệt, tâm chấp trước, tâm vọng tưởng, quả là một sai lầm. Công đức niệm Phật được khởi lên từ chân tâm, phương pháp niệm Phật của đại sư Ấn Quang là phương pháp dùng vọng tâm khôi phục lại chân tâm, vọng tâm có niệm, chân tâm là vô niệm. Vọng tâm ngày nay của chúng ta, quí vị thấy niệm trước diệt, niệm sau liền sinh, mỗi ngày có vô lượng vô biên tạp niệm.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment