TĐ:3436- Tại sao phải “buông xuống” ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:3436- Tại sao phải “buông xuống” ?
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 340
*Thời gian từ: 00h41:19:15 – 00h48:48:02
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Vì sao phải buông bỏ? Pháp Bảo Đàn Kinh nói rất hay “bổn lai vô nhất vật”. Câu này nói tuyệt quá! Trong chân như bổn tánh, vốn không có vật nào. Trong cõi thường tịch quang tịnh “bổn lai vô nhất vật”, cho nên không có nhiễm tịnh, “hà xứ nhạ trần ai”, không có nhiễm tịnh, không có chân vọng, không có thị phi, không có chánh tà. Thật sự trở về tự tánh. Trở về tự tánh là một niệm không sanh, có niệm là vọng, một niệm cũng không có. Niệm A Di Đà Phật có còn chăng? Không còn nữa.
Sau khi khế nhập rồi, dụng của nó rất lớn. Dụng gì? Năng sanh vạn pháp. Vạn pháp sanh cách nào? Chúng sanh có cảm, tự nhiên có ứng. Thật sự không khởi tâm, không động niệm, cảm ứng tự nhiên. Điều này rất khó hiểu.
Trong kinh đức Phật đưa ra một ví dụ, ví như đánh trống, chúng ta đánh trống là có ý đánh nó, đánh thì nó kêu, đánh mạnh kêu lớn, đánh nhẹ kêu nhỏ, không đánh chẳng kêu. Khi chúng ta đánh, trống có nghĩ rằng, ô, người này đánh, ta phải ứng với họ? Không có!
Sau khi thấy tánh, pháp tánh này, chúng sanh trong mười pháp giới có cảm, tự nhiên sẽ có ứng. Cho nên hiện tượng này gọi là hiện tượng tự nhiên. Chia hiện tượng này ra làm ba loại: hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên. Ba loại.
Pháp tánh ở đâu? Pháp tánh biến nhất thiết xứ, tất cả thời tất cả xứ, không đâu chẳng có pháp tánh. Nếu không có sao có những thứ này xuất hiện? Chúng ta ví pháp tánh như màn hình, hiện tượng năng sanh vạn pháp được ví cho sắc tướng trên màn hình. Sắc tướng không rời màn hình, rời màn hình nó sẽ không có nữa. Đây gọi là ngoài pháp không có tâm, ngoài tâm không có pháp. Hai cái này hợp lại một chỗ. Không có những hiện tượng này nó cũng tồn tại, đây gọi là chân. Cho nên sắc tướng, như sắc tướng trên màn hình ti vi, nó là vô thường, thiên biến vạn hóa. Màn hình là chân thường, vĩnh viễn bất biến.
Chúng ta minh tâm kiến tánh, tánh là chân thường, vĩnh viễn bất biến, năng sanh vạn pháp. Sanh cách nào? Chúng ta cũng hiểu rồi, do cảm ứng mà sanh ra. Chúng sanh có cảm, tự nhiên nó có ứng. Vì sao vậy? Bởi nó không có khởi tâm động niệm. Không khởi tâm, không động niệm, sẽ hiểu được đó là trí huệ bát nhã của tự tánh. Có thể ứng, đó là đức tướng vốn có trong tự tánh. Cho nên tự tánh không có gì hết, thường tịch quang không có gì hết, nhưng chúng ta chẳng thể nói nó là không. Trong kinh gọi là không tịch. Không tịch chẳng thế nói nó là không. Bên ngoài có cảm nó bèn có ứng, cho nên năng sanh vạn pháp.
Câu năng sanh vạn pháp này, khi Lục Tổ Huệ Năng khai ngộ, ngài nói ra năm câu. Câu này đã nói lên đức dụng của tự tánh. Tướng trạng của tự tánh, thể tánh. Ngài miêu tả, câu đầu tiên là thanh tịnh, chưa bao giờ bị nhiễm ô. Thứ hai là bất sanh bất diệt. Thứ ba là vốn tự đầy đủ. Thứ tư là vốn không dao động. Chúng ta dùng màn hình ti vi làm ví dụ, hơi giống đấy. Năng sanh vạn pháp, nó có thể hiện tướng. Chúng sanh có cảm, thì nó hiện tướng. Sự cảm này khác nhau rất nhiều, cho nên hiện tướng cũng không giống nhau.
Muôn sự muôn vật trong biến pháp giới hư không giới, bao gồm tất cả chúng sanh. Sự cảm của mỗi chúng sanh không giống nhau, cho nên pháp tánh khởi ứng cũng không giống nhau. Trong Hoàn Nguyên Quán nói xuất sanh vô tận, nó có nghĩa là như vậy.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment