TĐ: 409-Phật Pháp cũng phải buông xuống

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
96 Views
TĐ: 409-Phật Pháp cũng phải buông xuống
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 216
Thời gian từ: 00h35:31:25 - 00h39:40:23
OneDrive-Download{Audio(pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu)Video(Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Chân thành cung kính, chúng ta gọi là thiện căn sâu dày, hiệu quả đó rất lớn. Nếu như chúng ta không hiểu rõ ràng, không hiểu rõ ràng liền có nghi hoặc, tín tâm chúng ta không kiên định. Nguyện chúng ta phát cũng thường dao động, không ổn định, còn bị danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần quấy nhiễu, nên không thể hoàn toàn buông bỏ.
Không những buông bỏ tất cả pháp thế gian, mà Phật pháp cũng phải buông bỏ. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật nói rất hay: “Pháp còn phải bỏ, huống gì phi pháp”. Pháp đó là Phật pháp, nói với quý vị Phật pháp cũng là giả, không phải thật. Phật pháp đâu ra? Phật pháp kiến lập từ đâu? Chúng sanh có cảm, Phật Bồ Tát có ứng, kiến lập từ cảm ứng, Phật pháp là nhân duyên sanh pháp. Trung Quán Luận nói rất hay, chỉ cần là nhân duyên sanh pháp, nó không phải thật. Thật, chỉ có chân như là thật, tự tánh là thật, đây là thật. Trong Tịnh độ gọi là thường tịch quang, đó là thật, vĩnh hằng bất biến. Đến cõi thật báo đều không phải thật, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, quý vị có thể xả bỏ chăng? Vì sao không thể xả? Vì ta xem nó là thật, ta sai ở chỗ này. Nếu thật sự thấu suốt tám chữ kinh văn: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ” này, ta sẽ buông bỏ vạn duyên. Chúc mừng, quý vị đang đi trên đường bồ đề, mọi chướng ngại đều không còn, không còn chút vướng bận nào. Thật sự có thể trở về với tùy duyên diệu dụng, diệu dụng nghĩa là không có vướng bận, không có ưu tư, không có chướng ngại, đây là diệu dụng.
Diệu dụng là vốn có, vì sao ta không đạt được? Vì tự mình gây ra chướng ngại. Nếu tự mình không gây chướng ngại cho mình, vốn không có chướng ngại, vì sao vậy? Vốn không có một vật nào. Đại sư Huệ Năng nói rất hay: “Hà xứ nhạ trần ai”. Lời này là thật không phải giả. “Bồ Đề bổn vô thọ”, Phật pháp đâu ra? Phật pháp là duyên sanh.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment