Buông xuống chẳng phải là buông đằng miệng, mà phải thật sự làm, làm từ đâu Từ trì giới, chịu khổ..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 112
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Người thật sự cầu vãng sanh, chỉ nói miệng suông không được, phải có hành động, hành động là gì? Đối với thế gian này, thật sự chẳng có một mảy may lưu luyến nào, thật sự buông xuống, đấy mới là chân tín, chân nguyện. Nếu còn tham luyến thế gian này, còn có một mảy may chẳng buông xuống được, sẽ chẳng phải là chân tâm, chẳng phải là chân nguyện. Chân tâm, chân nguyện là triệt để buông xuống, chẳng có lưu luyến mảy may nào, người ấy quyết định vãng sanh.

Trong hiện tiền, chúng ta sống trên quả địa cầu này, hiện thời tai nạn rất nhiều, pháp môn này giúp đỡ quý vị, bất luận tai nạn nghiêm trọng nào, tâm địa quý vị bình an, chẳng mảy may bị ảnh hưởng bởi tai nạn, tâm quý vị bình thản, tĩnh lặng, chẳng kinh sợ, chẳng hoảng hốt. Quý vị thấy đó, kinh giáo này có sức mạnh to lớn dường ấy. Tâm địa an định, chẳng bị ảnh hưởng, dẫu tai nạn bên ngoài to lớn đến mấy vẫn chẳng thể ảnh hưởng quý vị. Dẫu là tử vong trong khi tai nạn, quý vị sanh ngay về thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn. Chẳng tìm được lợi ích thù thắng như thế trong các pháp môn khác. Chẳng phải là các pháp môn khác không có những lợi ích ấy, nhưng công phu đó rất khó thành tựu. Tịnh Tông dễ dàng, chỉ cần quý vị chịu hành, chỉ cần quý vị chịu buông xuống, ai nấy đều có thể làm được. Buông xuống chẳng phải là buông đằng miệng, mà phải thật sự làm, làm từ đâu? Từ trì giới, chịu khổ. Trước lúc ra đi, Thích Ca Mâu Ni Phật đã dạy chúng ta hai câu, Ngài bảo tất cả các đệ tử: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Hiện thời, cuộc sống vật chất rất phong phú, chúng ta có cần truy cầu hay chăng? Chẳng cần, cuộc sống khổ sở một chút sẽ tốt hơn! Nếu có dư dả, hãy giúp đỡ kẻ nghèo khổ nhiều hơn một chút. Chúng ta sống tiết kiệm một chút sẽ có thể giúp rất nhiều người nghèo khổ, đó là lòng dạ Bồ Tát. Như trong Liễu Phàm Tứ Huấn có kể, vợ tiên sinh Viên Liễu Phàm vào mùa Đông may áo bông cho con, dùng loại bông vải thông thường. Tiên sinh Liễu Phàm thấy vậy, hỏi: “Trong nhà ty miên rất nhiều, sao nàng lại dùng bông vải?” Bà ta nói: “Ty miên đắt tiền, bông vải rẻ hơn, thiếp đem ty miên bán đi, mua nhiều bông vải, may nhiều bộ quần áo, con cái có áo mặc, mà những người nghèo cũng được mặc”. Tiên sinh Liễu Phàm nghe nói rất hoan hỷ, con cái thật có phước. Phước do đâu mà có? Người bị thua thiệt bèn có phước, kẻ chịu khổ bèn có phước. Ý nghĩa ấy rất sâu, đó là chân lý!

Vì thế, tuy khoa học kỹ thuật hiện thời phát triển, thứ gì cũng đều thuận tiện, nhất định phải biết tiết kiệm tài nguyên. Phải biết tiết kiệm, chớ nên lãng phí, lãng phí sẽ có tội lỗi. Thứ gì cũng phải ăn hết, chẳng thể ăn chớ nên vứt bỏ, hễ vứt bỏ sẽ mắc tội. Vì sao? Phải nghĩ, thứ này ăn không ngon, nhưng trong thế gian hiện thời vẫn còn rất nhiều người đang lâm vào tình cảnh đói khát, chẳng có gì để ăn. Nếu họ gặp được thứ ấy, sẽ coi như của báu, mà chúng ta còn chê ỏng chê eo, chê ỏng chê eo là tạo nghiệp! Chớ nên có phân biệt, đừng nên có chấp trước, nhất định phải biết tiết kiệm, thường có chủ tâm giúp đỡ người khác, đó là điều tốt đẹp. Người thật sự tu hành, có đức hạnh, ở nơi nào, nơi ấy có thiên long thiện thần gia hộ, ít tai nạn. Người thật sự có đức hạnh có thể làm được, chúng ta có thể phát tâm ấy hay không? Làm một người thật sự có đức hạnh hay không? Phải biết thánh hiền là do con người tu thành, Phật, Bồ Tát cũng do con người tu thành. Người ta có thể thành thánh, thành hiền, thành Phật, thành Bồ Tát, vì sao ta chẳng làm được? Vì sao người khác làm được? Họ buông xuống vạn duyên nên làm được, vì sao ta chẳng buông xuống được? Hễ buông xuống liền làm được. Buông xuống không được, còn có tham, sân, si, mạn, tức là phàm phu. Buông tham, sân, si, mạn xuống, trước hết phải buông xuống từ đối tượng, tức là buông tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ xuống. Nhục thân của chúng ta ở trong thế gian này chẳng thể không có những thứ ấy, nhưng vừa phải là được rồi, chớ nên có tâm tham.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment