Phải làm chứ đừng nói suông. Muốn đến Cực Lạc thật sự thì phải buông bỏ thế giới này.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
7 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 545
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Như Thế Tôn đã bảo ta: chúng ta tin và được gặp pháp môn này thì không dễ, đấy không phải là đầu cơ kiếm lời. Vì sao? Bạn xem “Người sanh về cõi nước này", phàm là người sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc: “Trong đời quá khứ đã từng thân cận vô lượng chư Phật, gieo trồng gốc các loại đức hạnh”. Câu này đã nói rất rõ, trong đời quá khứ của ta nếu không có nền tảng cơ sở sâu dày như thế, thì liệu pháp môn này bày ngay trước mắt, bạn có tin không? Mà dù có tin thì liệu bạn có chịu nghiêm túc thực hành? Không hề dễ! Lời này của Phật rất thực, không hề giả trá.
Cho nên tôn giả A Nan đã thấy Đức Phật A Di Đà, thế giới Cực Lạc. “Lại nói: Con cũng nguyện sanh về cõi nước này”. Ngài cũng đã phát nguyện. Nhạo là hoan hỷ, yêu thích, mong sinh về thế giới Cực Lạc. “Thế Tôn đáp rằng: người được vãng sanh đêu như thế”, chú trọng vào chữ đều này. Giai là đều là, chẳng có sót một ai. “Đều đã thân cận cúng dường vô lượng Chư Phật, phụng sự học tập, rộng trồng đức bổn”. Bạn thấy thiện căn sâu biết bao!
Nếu đời này mà nghiệp chướng tập khí nặng nề quá, không về nổi thì làm sao? Thì trong đời này lại gieo trồng thiện căn phước đức, chờ đến kiếp sau. Ở kiếp lai sinh trí huệ phúc đức của ta tốt hơn bây giờ. Như thế đó, đời đời kiếp kiếp, không nhất định là đời đời kiếp kiếp thì sẽ gặp được. Nhưng hạt giống kim cang này vĩnh viễn không mất đi trong a lại gia thức, hễ gặp duyên là nó sẽ khởi tác dụng. Duyên đó chính là có được thân người, được nghe về Phật pháp. Cho nên thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Vì thân người rất dễ tu thành. Giờ chúng ta đã thấy và đã hiểu.

Xã hội hiện nay, thế giới hiện nay bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra thiên tai hoạn nạn, con người chẳng thấy an toàn, đấy là do nghiệp bất thiện cảm ứng. Đừng nghĩ chúng ta có thể cư ngụ trên thế giới này bao lâu? Không nên có suy nghĩ đó. Vậy phải nghĩ sao? Phải xem mỗi ngày như ngày cuối cùng của đời mình.
Ngài Ấn Quang đại sư đã dán chữ chết lên trước trán, nhìn thấy nó tự sáng đến tối để nhắc nhở chính mình. Chúng ta phải cảnh giác cao độ, cảnh tỉnh chính mình: Hôm nay là ngày cuối cùng, ngày mai còn sống không thì không rõ, không thể để việc gì rớt sang ngày mai, những việc phải làm hôm nay phải làm cho xong, cho tốt. Làm việc gì? Việc vãng sanh. Ngày nào tôi cũng nghĩ đến vãng sinh thì chắc chắn cuối cùng tôi cũng sẽ vãng sinh. Đến thời điểm đó Phật A Đi Đà nhất định sẽ đến đón tôi. Dù trong bất kỳ thiên tai, hoạn nạn nào, ta cứ niệm A Di Đà Phật, sẽ thấy Ngài đến đón.
Nếu chúng ta không đặt Phật A Di Đà vào trong tâm ta, mà còn chứa rất nhiều thứ lộn lạo, vặt vãnh, thì sai lầm lớn lắm! Chúng ta không thể sai lầm nữa, thiên tai hoạn nạn đã nhiều đến thế, nghiêm trọng, nặng nề đến thế.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment