TĐ:288-đem sự “buông xuống” cũng buông xuống

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
133 Views
TĐ:288-đem sự “buông xuống” cũng buông xuống
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 161
Thời gian từ: 00h52:55:09 - 00h57:04:21
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Phải chăng đọc kinh là tu hành? Đúng vậy, nhưng ta phải biết. Nghe kinh phải chăng là tu hành? Đúng vậy, hoàn toàn ở chỗ ta biết hay không. Người biết sẽ như thế nào? Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp, người không biết thì chấp tướng. Người biết rất ít, người không biết rất nhiều.
Chúng ta phải rèn luyện từ từ, rèn luyện từ đâu? Chính là từ buông bỏ. Nỗ lực học tập lại không chấp tướng, như vậy là như pháp. Nếu thật sự buông bỏ tất cả, cũng không học, như vậy thì không có việc gì thành tựu, vì sao vậy? Vì ta chưa thật buông bỏ, buông bỏ thật liền khai ngộ. Vậy sao không phải học thật, tôi thật sự buông bỏ? Ta buông bỏ mà chưa buông bỏ, trong tâm ta còn có tôi đã buông bỏ tất cả, như vậy là chưa buông bỏ. Buông bỏ điều này mới có thể khai ngộ, nhưng ta vẫn còn!
Người ở trời Tứ không là những người như vậy, tôi đã buông bỏ tất cả, vạn pháp giai không, không còn gì hết. Kết quả thì sao? Quả báo của họ là trời Vô tưởng trong tứ không thiên. Họ ở trong đó, nhưng không nghĩ gì cả, vì sao họ không ra khỏi đó được? Vì họ có vô tưởng, chưa buông bỏ được. Tôi không nghĩ gì cả, quý vị xem, chưa buông bỏ ý niệm này. Ý niệm này biến thành Trời vô tưởng, họ chịu quả báo này. Vô tưởng cũng phải buông bỏ, mới thanh tịnh. Điều này rất khó, vô cùng khó khăn!
Trong pháp đại thừa nói: Không lập nhị biên, không giữ trung đạo. Không lập nhị biên nghĩa là trung đạo, ta chấp trước trung đạo, vẫn chưa buông bỏ. Vì thế phàm phu không phải chấp trước có cũng là chấp trước không, không chấp trước nhị biên lại xuất hiện trung đạo, không buông bỏ được. Buông bỏ là thật sự được đại tự tại, vô cùng linh hoạt, không có bất kỳ chướng ngại nào. Từ chỗ này cũng có thể lãnh hội được, ta có chướng ngại chăng? Có chướng ngại, có chướng ngại tức là chưa buông bỏ, buông bỏ rồi thì làm gì có chướng ngại! Từ đó cho thấy, giới định tuệ quan trọng biết chừng nào. Chúng ta muốn giúp người khác, trước tiên phải thành tựu chính mình. Đức Phật là như vậy, chính mình trượng phu, bản thân có thể điều ngự chính mình, mới có thể giúp người khác. Điều là đối với tâm mà nói, khởi tâm động niệm, là nói về điều này. Ta có thể điều khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước. Ngự là từ trên hành vi mà nói, ta có thể khống chế được ngôn ngữ tạo tác, không bị bên ngoài làm ảnh hưởng.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment