TĐ:3308- Loại người nào được gọi là “pháp sư” ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
TĐ:3308- Loại người nào được gọi là “pháp sư” ?
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 242
*Thời gian từ: 00:50h39:14 – 00h56:49:09
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Công đức tu học của người nhân gian, công đức hàng đầu là thỉnh giảng sư giảng kinh. Chư vị phải nhớ danh từ giảng sư này, đối với Phật pháp có tu hành, thật tu, thật sự có thể giảng đều gọi là giảng sư. Danh từ giảng sư này không nhất định là gọi người xuất gia, cũng gọi hàng tại gia, đây là danh từ thuật ngữ trong Phật giáo, chúng ta nhất định phải biết. Hòa thượng, pháp sư, tại gia hay xuất gia đều có thể gọi, hàng tại gia cũng có thể gọi như vậy. Hòa thượng dịch sang tiếng Trung nghĩa là thân giáo sư, giống như thầy giáo dạy ở trường vậy. Họ trực tiếp dạy mình, hiện nay gọi là giáo sư hướng dẫn, tôi xưng họ là thầy. Điều này rất thân thiết, họ trực tiếp dạy ta. Ở trường thầy giáo rất nhiều, họ không dạy ta, ta gọi họ là thầy, chính là pháp sư. Pháp sư không nhất định dạy ta, nhưng hòa thượng nhất định là người trực tiếp dạy ta.
Lúc chưa xuất gia tôi học Phật pháp với thầy Lý Bỉnh Nam, tôi gọi ông là thầy. Có rất nhiều pháp sư xuất gia, họ không dạy tôi, tôi gọi họ là pháp sư, không gọi thầy. Chỉ có tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, đây nhất định là người xuất gia. Chúng ta phải hiểu rõ cách xưng hô này. Cho nên, dù nam nữ già trẻ, xuất gia tại gia, chỉ cần họ hiểu Phật pháp, họ có thể giảng Phật pháp cho ta nghe, chúng ta đều gọi họ là thầy. Vì thế tại gia cũng được gọi thầy, có thể làm thầy, mà còn có thể dạy học trò nữa.
Điều này khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, đã thể hiện ra cho chúng thấy. Khi Thế Tôn tại thế, có vị cư sĩ tên Duy Ma Cật. Ông giảng kinh dạy học, quý vị thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật để đệ tử của mình là Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất, những người này đều đến nghe giảng. Họ thấy cư sĩ Duy Ma Cật hành lễ giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vậy, đãnh lễ ba lạy, đi nhiễu bên phải ba vòng, lễ nghi hoàn toàn giống nhau. Điều này nói rõ Phật pháp là sư đạo, thầy là lớn nhất. Duy Ma Cật là cư sĩ tại gia, nhưng ông thân phận của ông là bậc thầy. Ta tuy là người xuất gia, nhưng thân phận là học trò, cần phải tôn sư trọng đạo. Do đây có thể biết, lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, là hai vị Phật đồng thời xuất thế. Một người thị hiện thân tại gia, một người thị hiện xuất gia. Đức Phật Thích Ca Mâu ni là Phật xuất gia, cư sĩ Duy Ma Cật là Phật tại gia, nhưng địa vị bình đẳng, không có cao thấp.
Vừa xuất gia cảm thấy ta rất đáng nể, mình là chúng trung tôn, phải cao hơn người khác một bậc, xuất gia như vậy có thể thành tựu chăng? Cao hơn một chút là sao? Là tâm ngạo mạn khởi lên, ta xuất gia không sanh trí tuệ sao lại sanh phiền não? Xuất gia sanh trí tuệ mới đúng, sanh phiền não là sai, đây là điều cần phải hiểu.
Những quy củ, những cách xưng hô này trong nhà Phật, sau đó ta mới biết Phật pháp là dạy học, thực tế nó không phải Tôn giáo. Mối liên quan của mình với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là quan hệ thầy trò, xưng Đức Phật Thích Ca là Bổn Sư, vị thầy sáng lập ra giáo pháp này_Bổn Sư. Tự xưng đệ tử, đệ tử là học sinh, chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò, với Bồ Tát là quan hệ đồng học. Bồ Tát là học sinh khóa trước của Phật, chúng ta là khóa sau, là đồng học khóa trước khóa sau, là quan hệ này. Tuy là đồng hoc nhưng họ có năng lực dẫn dắt chúng ta, cho nên chúng ta cũng tôn xưng họ là thầy. Nhưng Bồ Tát đối với chúng ta giống như huynh đệ vậy, rất yêu thương chúng ta, cũng luôn giúp đỡ chúng ta.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment