TĐ:290- bí quyết nâng cao cảnh giới
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 162
Thời gian từ: 01h39:04:19 - 01h44:45:19
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Hoa Nghiêm Đại Sớ, đây là Sớ Sao của đại sư Thanh Lương, trong này nói: “Thông đến quả Phật, cho nên gọi là đạo”. Ý này tương đồng với Câu Xá Luận, có thể thông đạt đến quả vị Phật, đây gọi là đạo. Con đường này rất dài, rất xa xôi. Nếu chúng ta hiểu rõ ràng phương pháp, luận lý, cảnh giới, tinh tấn tu học. Bí quyết tu học chính là nhìn thấu buông bỏ.
Trước đây đại sư Chương Gia dạy cho tôi, nhìn thấu là sao? Là thấu triệt, làm sao để thấu triệt? Điều này cần phải dựa vào kinh luận. Thông thường đều là hàng trung hạ căn tánh, trong kinh điển đại thừa, hàng thượng trung hạ căn đều phải nương vào kinh điển, như vậy mới thấu hiểu được. Chỉ có hàng thượng thượng căn là nhờ vào thiện căn của họ, thiện căn phước đức vô cùng sâu dày. Họ không cần học nhiều thứ cũng có thể khai ngộ, vì sao vậy? Vì họ buông bỏ được, giống như đại sư Huệ Năng vậy.
Khi tôi mới học Phật, ba người thầy, ba người thầy chưa từng gặp mặt, nhưng câu này là ba vị thầy nói, nói hoàn toàn giống nhau. Họ dạy tôi học Phật pháp tuyệt đối không được học ngài Huệ Năng, cảnh cáo tôi. Họ nói: anh không phải thuộc hàng căn tánh đó, nếu đi theo con đường đó không có thành tựu. Mà còn nói với tôi, trước đại sư Huệ Năng chưa từng có người như vậy, sau ngài Huệ Năng cho đến nay cũng chưa gặp được người thứ hai. Đó là bậc thượng thượng căn, là thiên tài, không học theo được.
Thượng trung hạ căn đều phải y cứ theo kinh điển, nghĩa là phải đọc sách, dần dần nâng cao. Nhưng trong này quan trọng là ta hiểu được bao nhiêu, buông bỏ được bao nhiêu, ta mới có thể tiến về phía trước, tức là cảnh giới tiếp tục nâng cao. Nếu không buông bỏ thì không thể nâng cao được.Đại sư Chương Gia nói, điều này giống như lên cầu thang vậy. Ví dụ mười tầng lầu, quý vị không buông bỏ tầng thứ nhất, làm sao lên đến tầng thứ hai? Đến tầng thứ hai, không bỏ tầng thứ hai làm sao lên được tầng thứ ba? Từ đây chúng ta mới lãnh hội được, công phu tu hành trong Phật pháp không có gì khác, chính là buông bỏ. Không buông được thì sao? Không buông được những gì ta học đều biến thành Phật học, biến chất. Thế nên học Phật và Phật học là hai vấn đề khác nhau. Phật học không thể được lợi ích, thọ dụng ta đạt được là danh lợi của thế gian. Vấn đề này hiện nay rất phổ biến, trong trường học đích thực có thể dùng kinh điển viết luận văn, có thể lấy được học vị tiến sĩ. Có thể làm vị giáo thọ, nhà Phật học, có thể đạt được những danh lợi này. Nhưng danh lợi vẫn là số mạng có, số mạng không có thì danh lợi không đạt được, đạo lý nhân quả chính là ở đây.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 162
Thời gian từ: 01h39:04:19 - 01h44:45:19
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Hoa Nghiêm Đại Sớ, đây là Sớ Sao của đại sư Thanh Lương, trong này nói: “Thông đến quả Phật, cho nên gọi là đạo”. Ý này tương đồng với Câu Xá Luận, có thể thông đạt đến quả vị Phật, đây gọi là đạo. Con đường này rất dài, rất xa xôi. Nếu chúng ta hiểu rõ ràng phương pháp, luận lý, cảnh giới, tinh tấn tu học. Bí quyết tu học chính là nhìn thấu buông bỏ.
Trước đây đại sư Chương Gia dạy cho tôi, nhìn thấu là sao? Là thấu triệt, làm sao để thấu triệt? Điều này cần phải dựa vào kinh luận. Thông thường đều là hàng trung hạ căn tánh, trong kinh điển đại thừa, hàng thượng trung hạ căn đều phải nương vào kinh điển, như vậy mới thấu hiểu được. Chỉ có hàng thượng thượng căn là nhờ vào thiện căn của họ, thiện căn phước đức vô cùng sâu dày. Họ không cần học nhiều thứ cũng có thể khai ngộ, vì sao vậy? Vì họ buông bỏ được, giống như đại sư Huệ Năng vậy.
Khi tôi mới học Phật, ba người thầy, ba người thầy chưa từng gặp mặt, nhưng câu này là ba vị thầy nói, nói hoàn toàn giống nhau. Họ dạy tôi học Phật pháp tuyệt đối không được học ngài Huệ Năng, cảnh cáo tôi. Họ nói: anh không phải thuộc hàng căn tánh đó, nếu đi theo con đường đó không có thành tựu. Mà còn nói với tôi, trước đại sư Huệ Năng chưa từng có người như vậy, sau ngài Huệ Năng cho đến nay cũng chưa gặp được người thứ hai. Đó là bậc thượng thượng căn, là thiên tài, không học theo được.
Thượng trung hạ căn đều phải y cứ theo kinh điển, nghĩa là phải đọc sách, dần dần nâng cao. Nhưng trong này quan trọng là ta hiểu được bao nhiêu, buông bỏ được bao nhiêu, ta mới có thể tiến về phía trước, tức là cảnh giới tiếp tục nâng cao. Nếu không buông bỏ thì không thể nâng cao được.Đại sư Chương Gia nói, điều này giống như lên cầu thang vậy. Ví dụ mười tầng lầu, quý vị không buông bỏ tầng thứ nhất, làm sao lên đến tầng thứ hai? Đến tầng thứ hai, không bỏ tầng thứ hai làm sao lên được tầng thứ ba? Từ đây chúng ta mới lãnh hội được, công phu tu hành trong Phật pháp không có gì khác, chính là buông bỏ. Không buông được thì sao? Không buông được những gì ta học đều biến thành Phật học, biến chất. Thế nên học Phật và Phật học là hai vấn đề khác nhau. Phật học không thể được lợi ích, thọ dụng ta đạt được là danh lợi của thế gian. Vấn đề này hiện nay rất phổ biến, trong trường học đích thực có thể dùng kinh điển viết luận văn, có thể lấy được học vị tiến sĩ. Có thể làm vị giáo thọ, nhà Phật học, có thể đạt được những danh lợi này. Nhưng danh lợi vẫn là số mạng có, số mạng không có thì danh lợi không đạt được, đạo lý nhân quả chính là ở đây.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments