TĐ:217- Biết Cảm Ân là Chân Thật Trí Huệ , có khả năng giải quyết mọi vấn đề
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 1
Thời gian từ: 01h51m11s26 - 01h55m10s00
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp sám hối Từ Bi Thủy Sám vẫn còn lưu truyền. Hiện thời, trong Phật môn, lạy Thủy Sám rất nhiều. Lạy Thủy Sám thì nhất định phải nói rõ ràng, minh bạch chuyện này. Con người phải dùng cái tâm từ bi thật sự để đối đãi người khác, tiếp độ vật, chớ nên hại người. Sát sanh hại mạng, quý vị hại người ta, người ta hận quý vị. Quý vị hại súc sanh, quý vị giết nó, ăn nó, nó có cam tâm tình nguyện hay chăng? Do vậy, nghĩ đến chỗ này, [sẽ cảm thấy] hết sức đáng sợ; quý vị còn dám ăn thịt chúng sanh hay không? Trong kinh, đức Phật có nói: “Quý vị ăn kẻ khác tám lạng, đời sau phải trả kẻ ấy nửa cân ”. Nợ mạng phải trả bằng mạng, thiếu nợ phải đền tiền. Nhân quả ba đời chẳng trốn được! Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, liễu giải chân tướng sự thật, trong cuộc đời này, đãi người tiếp vật, tâm bèn bình lặng. Nếu chúng ta bị thua thiệt, người ta dùng thủ đoạn chẳng chánh đáng để tước đoạt tài vật của chúng ta, chúng ta cười, chắc là đời trước ta thiếu nợ hắn, hãy trả lại cho hắn, chẳng có tâm oán hận! Nếu ta chẳng nợ hắn, hắn đoạt đi cũng chẳng sao! Đời sau hắn còn phải trả kèm thêm tiền lời cho ta. Tâm bình khí hòa để xử lý chuyện này, đó là chánh xác. Hắn cướp đoạt những thứ của ta, đó là trộm lấy, là “đạo tâm” (盜心: cái tâm trộm cắp). Nếu ta dùng thủ đoạn để lấy lại thì cũng là “đạo tâm”, cũng phạm vào sai lầm. Kẻ ấy phạm lỗi lầm, ta chẳng phạm lỗi lầm, chẳng cần phải so đo, hãy thành tựu đức hạnh của chính mình. Không chỉ chẳng oán hận, mà còn phải cảm tạ. Giống như khảo thí, công phu của ta rốt cuộc như thế nào? Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, trải qua sự việc để luyện tâm, trải qua những chuyện ấy để khảo nghiệm chính mình có thành tựu hay không. Vì thế, luôn dùng cái tâm cảm ơn để xử lý.
Phàm là kẻ hủy báng, ganh ghét, lăng nhục, tổn thương ta, ta đều cảm ơn. Vì sao? Toàn là đến khảo nghiệm ta để xem rốt cuộc ta là học Phật thật sự hay giả vờ học. Nếu đối với những nghịch cảnh và các kẻ ác ấy mà còn có tâm oán hận, chứng tỏ chúng ta đã học Phật uổng công rồi! Đức Phật dạy như thế nào, đều quên sạch cả rồi! Quý vị thấy Thích Ca Mâu Ni Phật trong lúc tu nhân, tu Nhẫn Nhục Ba La Mật, gặp phải vua Ca Lợi, bị lăng trì xử tử, Bồ Tát chẳng có chút tâm oán hận nào, Nhẫn Nhục Ba La Mật bèn viên mãn. Nếu không gặp tình cảnh ấy, Ngài vẫn chưa tu viên mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật. Trong lần khảo đảo to lớn cuối cùng ấy, Ngài trúng cách, vượt qua, chẳng oán hận vua Ca Lợi, mà còn cảm tạ nhà vua. Lúc sắp chết, bảo vua Ca Lợi: “Trong tương lai, ta thành Phật, sẽ độ nhà vua đầu tiên”. Đó là báo ân, như vậy mới là đệ tử đức Phật, chúng ta hãy nên học tập điều này. Đúng là thật sự học hiểu, chẳng trụ vô vi, chẳng trụ hữu vi. Bất luận trong thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, đều chẳng động tâm, giữ gìn sự “thanh tịnh, bình đẳng, giác” của chính mình, vĩnh viễn giữ tâm cảm ân, tâm báo ân, đó là đúng. Đừng sợ bị thua thiệt. Bị thua thiệt là có phước, đừng chiếm tiện nghi của kẻ khác. Chiếm tiện nghi là họa hại, là tai họa, biết bị thua thiệt là phước, cổ thánh tiên hiền nói chẳng sai!
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 1
Thời gian từ: 01h51m11s26 - 01h55m10s00
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp sám hối Từ Bi Thủy Sám vẫn còn lưu truyền. Hiện thời, trong Phật môn, lạy Thủy Sám rất nhiều. Lạy Thủy Sám thì nhất định phải nói rõ ràng, minh bạch chuyện này. Con người phải dùng cái tâm từ bi thật sự để đối đãi người khác, tiếp độ vật, chớ nên hại người. Sát sanh hại mạng, quý vị hại người ta, người ta hận quý vị. Quý vị hại súc sanh, quý vị giết nó, ăn nó, nó có cam tâm tình nguyện hay chăng? Do vậy, nghĩ đến chỗ này, [sẽ cảm thấy] hết sức đáng sợ; quý vị còn dám ăn thịt chúng sanh hay không? Trong kinh, đức Phật có nói: “Quý vị ăn kẻ khác tám lạng, đời sau phải trả kẻ ấy nửa cân ”. Nợ mạng phải trả bằng mạng, thiếu nợ phải đền tiền. Nhân quả ba đời chẳng trốn được! Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, liễu giải chân tướng sự thật, trong cuộc đời này, đãi người tiếp vật, tâm bèn bình lặng. Nếu chúng ta bị thua thiệt, người ta dùng thủ đoạn chẳng chánh đáng để tước đoạt tài vật của chúng ta, chúng ta cười, chắc là đời trước ta thiếu nợ hắn, hãy trả lại cho hắn, chẳng có tâm oán hận! Nếu ta chẳng nợ hắn, hắn đoạt đi cũng chẳng sao! Đời sau hắn còn phải trả kèm thêm tiền lời cho ta. Tâm bình khí hòa để xử lý chuyện này, đó là chánh xác. Hắn cướp đoạt những thứ của ta, đó là trộm lấy, là “đạo tâm” (盜心: cái tâm trộm cắp). Nếu ta dùng thủ đoạn để lấy lại thì cũng là “đạo tâm”, cũng phạm vào sai lầm. Kẻ ấy phạm lỗi lầm, ta chẳng phạm lỗi lầm, chẳng cần phải so đo, hãy thành tựu đức hạnh của chính mình. Không chỉ chẳng oán hận, mà còn phải cảm tạ. Giống như khảo thí, công phu của ta rốt cuộc như thế nào? Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, trải qua sự việc để luyện tâm, trải qua những chuyện ấy để khảo nghiệm chính mình có thành tựu hay không. Vì thế, luôn dùng cái tâm cảm ơn để xử lý.
Phàm là kẻ hủy báng, ganh ghét, lăng nhục, tổn thương ta, ta đều cảm ơn. Vì sao? Toàn là đến khảo nghiệm ta để xem rốt cuộc ta là học Phật thật sự hay giả vờ học. Nếu đối với những nghịch cảnh và các kẻ ác ấy mà còn có tâm oán hận, chứng tỏ chúng ta đã học Phật uổng công rồi! Đức Phật dạy như thế nào, đều quên sạch cả rồi! Quý vị thấy Thích Ca Mâu Ni Phật trong lúc tu nhân, tu Nhẫn Nhục Ba La Mật, gặp phải vua Ca Lợi, bị lăng trì xử tử, Bồ Tát chẳng có chút tâm oán hận nào, Nhẫn Nhục Ba La Mật bèn viên mãn. Nếu không gặp tình cảnh ấy, Ngài vẫn chưa tu viên mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật. Trong lần khảo đảo to lớn cuối cùng ấy, Ngài trúng cách, vượt qua, chẳng oán hận vua Ca Lợi, mà còn cảm tạ nhà vua. Lúc sắp chết, bảo vua Ca Lợi: “Trong tương lai, ta thành Phật, sẽ độ nhà vua đầu tiên”. Đó là báo ân, như vậy mới là đệ tử đức Phật, chúng ta hãy nên học tập điều này. Đúng là thật sự học hiểu, chẳng trụ vô vi, chẳng trụ hữu vi. Bất luận trong thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, đều chẳng động tâm, giữ gìn sự “thanh tịnh, bình đẳng, giác” của chính mình, vĩnh viễn giữ tâm cảm ân, tâm báo ân, đó là đúng. Đừng sợ bị thua thiệt. Bị thua thiệt là có phước, đừng chiếm tiện nghi của kẻ khác. Chiếm tiện nghi là họa hại, là tai họa, biết bị thua thiệt là phước, cổ thánh tiên hiền nói chẳng sai!
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments