TĐ:2816-Phương pháp đối xử giữa con người với con người

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
TĐ:2816-Phương pháp đối xử giữa con người với con người
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 060
*Thời gian từ: 01h30:10:04 – 01h36:45:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Giữa con người với con người đối xử cách nào? Đức Thế Tôn dạy chúng ta tứ pháp, đối xử giữa con người với con người có Tứ Nhiếp Pháp, giống như ngày nay nói pháp đối xử nơi công cộng. Tứ Nhiếp Pháp, thứ nhất là Bố Thí, thông thường nói là kết duyên, bố thí ở đây không giống ý nghĩa bố thí trong lục độ. Bố thí trong lục độ là đoạn phiền não, bố thí đi tâm xan tham bỏn sẻn, nó có ý nghĩa như vậy. Bố Thí trong Tứ Nhiếp Pháp, ngày nay gọi là tặng quà, mời đi ăn, “lễ nhiều người không trách” mà, đây là thủ đoạn đầu tiên khi kiến lập mối quan hệ với người khác, rất quan trọng, nếu quí vị thường xuyên tặng quà, thường xuyên mời đi ăn, thì mối quan hệ sẽ rất tốt.
Thứ hai là Ái Ngữ, biết được mối quan hệ giữa con người với con người, quan trọng nhất là giao lưu, ngày nay người ta gọi là giao lưu, có nghĩa là đối đãi chân thành, cần nên vì đối phương nhiều hơn, không nên chỉ biết mình. Nếu quí vị biết nghĩ đến đối phương, đây là Ái Ngữ chân chánh, nghĩa là nghĩ cho đối phương, nếu đối phương có lỗi, ta phải biết khuyên răn, trong đây có phương tiện thiện xảo. Tất cả mọi việc làm của mình là phục vụ cho chúng sanh, dĩ nhiên là những đối tượng mà mình tiếp đón, nghĩa là những đối tượng mình phục vụ.
Cuối cùng là Đồng Sự, điều này Bồ Tát mới có thể làm được, chúng ta chẳng phải là Bồ Tát, không phải Bồ Tát, nên việc Đồng Sự này chỉ có thể nói là đồng học, chúng ta cùng nhau hướng đến Chư Phật Bồ Tát học tập, hướng về các vị thánh hiền mà học tập, như thế là đúng. Đồng Sự thật sự của Bồ Tát, chúng ta thấy được trong 53 tham, nhưng không thể học theo, không học được, học theo như thế sẽ bị lạc hướng, sẽ đọa lạc. Cho nên trong Tứ Nhiếp Pháp, ta chỉ làm được ba điều trước gồm, bố thí, ái ngữ, lợi hành. Cùng học tập với thánh hiền, cùng học tập với chư Phật Bồ Tát thì không có vấn đề gì, đây là tiếp dẫn chúng sanh. Nếu chúng ta sống với mọi người được hài hòa, người đời gọi là tương thân tương ái, hỗ trợ hợp tác điều này rất quan trọng. Nhất định phải học tập tôn trọng mọi người một cách chân thật, bản thân mình khiêm hạ, tôn trọng người, quan tâm đến người, chăm lo mọi người, giúp đỡ mọi người, điều này vô cùng quan trọng. Nhất là những khi người khác có nhu cầu cần giúp đỡ, khi họ gặp khó khăn, ta phải giúp đỡ, giúp một cách chân thành, không có ý niệm tự lợi, không có ý yêu cầu người khác phải báo đáp, như thế mới là tâm chân thành, Chúng ta đối xử tối với người, để hy vọng sau này người cũng đối xử tốt với mình là sai lầm, không có ý niệm như vậy, chỉ đưa ra, không cầu báo đáp. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh với ta là một thể, cho nên Kiến hòa đồng giải rất quan trọng, đây mới là nền tảng chân chánh, đó là nhất thể, nó còn thân thiết hơn một gia đình nữa.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment