TĐ:2717- Cầu thiện tri thức dạng nào?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
113 Views
TĐ:2717- Cầu thiện tri thức dạng nào?
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 574
Thời gian từ: 01:39:05:13 - 01:48:28:00
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/danhsachphat-tinhdophapam

Chúng ta xem tiếp đoạn bên dưới, đoạn này càng hay hơn: “Muốn chứng bồ đề, nên cầu thiện hữu. Đạo cầu thiện hữu, phải như trong Kinh Viên Giác nói”. Chúng ta muốn chứng bồ đề, chứng bồ đề chính là thành Phật đạo. Nếu muốn thật sự thành Phật, thành Bồ Tát, người thầy là then chốt, rất quan trọng. Quý vị phải tìm được người thầy giỏi.
“Đạo cầu thiện hữu”, đây chính là thân cận thiện tri thức, đạo thân cận thầy giáo. Như Kinh Viên Giác nói_trong Kinh Viên Giác có một đoạn như vầy: “Chúng sanh đời mạt thế, phát đại tâm”, thời kỳ mạt pháp, chính là nói thời đại hiện nay của chúng ta, thật sự phát đại tâm. Muốn học thánh hiền, muốn học Phật Bồ Tát, hy vọng tiêu nghiệp chướng, tăng trưởng trí tuệ. “Cầu thiện tri thức muốn tu hành, nên cầu người đối với tất cả đều chánh tri chánh kiến, tâm không trú tướng, không trước cảnh giới Thanh văn, Duyên giác. Tuy hiện trần lao, tâm hằng thanh tịnh, thị hiện có các lỗi lầm, tán thán phạm hạnh, không khiến chúng sanh nhập bất luật nghi. Cầu người như vậy, tức được thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Ý của đoạn kinh văn này rất hay!
Cầu thiện tri thức, trước đây thầy dạy tôi, yêu cầu thiện tri thức như thế nào? Có tu có chứng, đây là điều chúng ta chắc chắn yêu cầu, nhưng thời đại này không có. Thời đại này người có tu không nhiều, người có chứng không còn, như vậy phải làm sao? Bất đắc dĩ mà cầu thứ nhì, cầu thứ nhì nghĩa là có thể hiểu rõ nghĩa trong kinh, có thể tu hành nhưng không chứng quả, những gì họ học họ vẫn làm được. Nếu thực tế không có, họ không làm được, nhưng những gì họ nói không sai, cũng được. Họ không làm được, bản thân chúng ta có thể làm được, đây là tốt nhất. Điều này chính là cổ nhân nói: “Thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam”, học sinh thành tựu hơn thầy. Thầy nói được nhưng không thực hành, học sinh nói được làm được, đây cũng là thầy giáo tốt. Sợ nhất là thầy giáo tri kiến bất chính, người này không được theo họ, nên mấu chốt là ở tri kiến. Đích thực ngày nay tìm một người chánh tri chánh kiến vô cùng khó khăn.
Trong niên đại này tôi gặp được ba vị, lúc đó vẫn còn. Tôi gặp được là giáo thọ Phương Đông Mỹ, đại sư Chương Gia và cư sĩ Lý Bính Nam. Ba người này không những chánh tri chánh kiến, còn thật sự tu hành, thật sự có thể làm tấm gương tốt cho chúng ta, đây là chân thiện tri thức. Thân cận thiện tri thức không sợ khổ, thật sự muốn học, trong thời đại này, cái gọi là đố kỵ chướng ngại chắc chắn không thể tránh khỏi. Như vậy phải làm sao? Nhất định phải tu nhẫn nhục ba la mật. Nếu không nhẫn được: không học nữa, thôi vậy, đến nơi khác cũng được! Quý vị đã đánh mất cơ hội.
Chướng ngại tôi gặp phải rất nhiều, tôi tuyệt đối không rời xa thầy, vì sao vậy? Thầy không bảo tôi đi, tôi tuyệt đối không đi, trừ khi tự thầy bảo tôi: Con đi đi! Như vậy tôi đành phải đi. Còn như thầy không nói như vậy, bất cứ ai nghĩ cách ép tôi đi, tôi cũng không đi. Có thể nhẫn nhục, có thể chịu đựng được, điều này vô cùng quan trọng. ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment