Thiện tri thức. Tu học có thành tựu hay chăng, mấu chốt ở vị thiện tri thức, người thầy.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 576 - 577 -578
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Tôi đến Đài Trung thân cận thầy Lý, thầy Lý cũng dùng phương pháp này đối với tôi. Khi gặp thầy còn có một vài người nữa, tôi nhớ là ở phòng khách của thư viện Từ Quang. Phòng khách không lớn, khoảng bằng phòng nhiếp ảnh của chúng ta. Thầy đưa ra điều kiện cho tôi: nếu muốn theo tôi học, bái tôi làm thầy, tôi có ba điều kiện, nếu anh đồng ý thì có thể ở lại, tôi dạy anh. Còn như không đồng ý, thì đi tìm người khác.
Ba điều kiện nào? Tôi không hỏi, thầy đã nói. Điều thứ nhất: Bắt đầu từ hôm nay, những gì anh học trước đây, bất luận là đại sư Chương Gia dạy, hay là ông Phương Đông Mỹ dạy, cho đến cái anh tự học được, tôi đều không thừa nhận_Thầy Lý không thừa nhận. Bắt đầu từ ngày hôm nay tất cả đều phải học lại từ đầu, anh học với tôi, tôi dạy anh, bắt đầu học từ đầu, là điều kiện thứ nhất.
Điều kiện thứ hai: Bắt đầu từ ngày hôm nay, chỉ được nghe một mình tôi giảng kinh, bất cứ ai giảng kinh cũng không được nghe.
Điều kiện thứ ba: Bắt đầu từ ngày hôm nay, tất cả văn tự mà anh xem, chưa được tôi cho phép không được xem, đến kinh Phật cũng không được.
Điều kiện này rất khắt khe, giống như trong mắt thầy không còn ai, cuồng vọng tự đại. Xưa nay tôi chưa từng tiếp xúc người nào như vậy, nhưng nghĩ lại, đã đến đây rồi, mà còn do cư sĩ Chu Kính Trụ giới thiệu, không phải người bình thường. Ông Chu và thầy Lý là bạn cùng tuổi, nói với tôi đối với Phật học, Nho học thầy Lý đều có trình độ rất thâm sâu. Pháp sư Sám Vân tiến cử, giới thiệu cho tôi. Tôi nghĩ như vậy nên bằng lòng, tiếp nhận, đồng ý cả ba điều kiện. Sau khi đồng ý, thầy nói có kỳ hạn, thầy nói có kỳ hạn, bao lâu? 5 năm, 5 năm cần phải tuân thủ. Sau năm năm, anh đã học thành công lúc đó sẽ khai phóng, có thể xem tất cả, có thể nghe tất cả, trong vòng 5 năm không được.
Thực tế mà nói, tôi ở đó ba tháng đã thấy được hiệu quả, vì sao vậy? Vì đầu óc thanh tịnh. Không được nghe, không được xem, chỉ nghe bài của thầy, rất đơn thuần. Tâm thanh tịnh sẽ có trí tuệ, quả thật có hiệu quả, mới biết phương pháp này quá tuyệt. Sao thầy lại nghĩ ra được phương pháp này? Nửa năm sau tôi rất phục, không còn chút nghi hoặc nào nữa. 5 năm sau tôi nói với thầy, hết năm năm rồi, thầy nói vậy thì sao? Tôi nói: thưa thầy em học thêm năm năm nữa. Thầy cười, vậy là tôi tuân thủ thêm năm năm.
Tôi tuân thủ phương pháp này năm năm, sau đó thì khai phóng, có thể xem tất cả, có thể nghe tất cả, vì sao vậy? Quý vị có năng lực phân biệt thị phi chánh tà, không bị mắc lừa. Vì sao trước kia không để quý vị xem? Vì ta chưa có năng lực này. Quý vị xem rồi, thấy điều này cũng tốt, cái kia cũng tốt, rất dễ phân tâm, rất dễ mê thất phương hướng. Nên đây gọi là gì? Sư thừa, ngày xưa nói sư thừa chính là như vậy.
Cho đến năm, hình như là năm 1997 tôi đến Singapore, gặp được pháp sư Diễn Bối. Đây cũng là vị pháp sư chuyên giảng kinh thuyết pháp, ông giảng Duy Thức, chúng tôi cũng là bạn bè. Vì đều là giảng kinh, đặc biệt thân thiết. Ông mời tôi đến đạo tràng của ông, nói khai thị cho tín đồ của ông, một tiếng. Sau khi giảng xong, ông tiếp đãi tôi, mời ăn cơm. Chúng tôi nói chuyện, nói đến thầy Lý lúc đó, tình hình tôi trãi qua khi gặp thầy. Ông ta cười to, ông nói ông xuất gia từ rất nhỏ, làm tiểu Sa Di, theo pháp sư Đế Nhàn. Pháp sư Đế Nhàn cũng dùng phương pháp này dạy ông, cũng là ba điều kiện này.
Tôi mới hoát nhiên đại ngộ, thì ra không phải chỉ có thầy Lý chuyên áp dụng, mới biết đời này qua đời khác, tổ tổ tương truyền đều như vậy. Quý vị không phục, không nghe lời thầy, người ta dạy quý vị làm gì? Dạy chỉ uổng phí. Tin hoàn toàn, không có gì để nói, điều kiện đã nói trước rồi. Nhưng pháp sư Diễn Bồ không thành tựu, vì sao vậy? Ông ra đi, chưa nói gì với sư phụ thì đã ra đi, đi đến Hạ Môn thân cận Thái Hư đại sư. Ở đó đại sư Thái Hư mở Phật Học Viện, thật đáng tiếc! Nếu ông không rời xa pháp sư Đế Nhàn, ông là tổ sơ đời tiếp theo của Tông Thiên Thai. Ông không từ mà biệt, như vậy ra đi, rất đáng tiếc.
Cho nên chúng tôi mới hoàn toàn hiểu được đạo lý này. Tôi nói tôi cũng không tệ, thầy cho tôi năm năm, tôi còn muốn thêm năm năm, nền tảng mới vững chắc. Hiện nay tìm học sinh như vậy không có. Ông nghĩ ông đưa ra điều kiện này, ông giỏi lắm à? Thiếu gì người cao minh hơn ông, tôi cần gì phải thân cận ông, để chịu sư câu thúc của ông? Không còn nữa, đại khái sư thừa đến ngang đời tôi là dừng, về sau không còn nữa. Ai có thể chịu được ba điều kiện này?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment