TĐ:2562- Sum la vạn tượng, thể tánh không hai
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-501
Thời gian từ: 01h02:57:10 - 01h08:31:09
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
Bởi thế, câu hiện tượng có căn bản trong câu này có hai nghĩa. “Ở đây có hai nghĩa, thứ nhất: sum la vạn tượng, thể tánh không hai”. Sum la vạn tượng ở đây, nghĩa là năng sanh vạn pháp theo cách nói của đại sư Huệ Năng. Sum la vạn tượng chỉ cho điều gì? Chỉ cho y chánh trang nghiêm của thập pháp giới, tất cả đều bao gồm trong đó. Thể tánh không hai, là một, đó là tâm thanh tịnh của chúng ta, do bản tánh chúng ta biến hiện ra.
Dưới đây là một thí dụ, “bản chất sóng là nước”. Quí vị xem, muôn nghìn cơn sóng trong đại dương đều là nước, tách nước ra không thể thấy sóng. “Tất cả máy móc đều được tạo nên bằng kim loại”, đây là thí dụ các vị tổ sư thường dùng: “lấy vàng làm vật, vật đều là vàng”. Dùng vàng chế tác đồ dùng, mấy chục ngàn loại nhưng không có vật nào giống nhau, tất cả đều là vàng “vật đều là vàng”. “Trong tự nhiên tự có bản thể, bản thể ở đây chính là căn bản”. Căn bản đây là bản tánh, chân tâm của chúng ta, chỉ cần buông bỏ khởi tâm động niệm là thấy được. Trong Phật pháp gọi đó là tu chứng, trong tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, trong giáo môn gọi là đại khai viên giải, người niệm Phật là lý nhất tâm bất loạn. Tất cả những danh xưng này không giống nhau nhưng tương đồng về cảnh giới, đều tu chứng. Bởi thế trong giáo môn thực sự kiến tánh, không cần học mà vẫn thông hiểu tất cả pháp thế gian và xuất thế, đây gọi là đại khai viên giải. Đại sư Huệ Năng là một ví dụ, một ví dụ rất cụ thể, không biết chữ, chưa qua trường lớp nào, nhưng không một pháp thế gian hay xuất thế nào không hiểu, quí vị nói khoa học với ngài, ngài hiểu khoa học, quí vị bàn triết học, ngài hiểu triết học, chỉ cần quí vị vừa đưa ra là ngài đã hiểu, ngài giống như một chiếc máy tính, lập tức ngài tìm được tư liệu lúc ngay, ngài hiểu tất cả, không cần đến văn tự. Đây gọi là tự nhiên trí, vô sư trí, tất cả đều hiển lộ. Đây là nghĩa thứ nhất.
Thứ hai: “nhị giả bất do tạo tác, nhất niệm đốn ngộ, cố vân tự nhiên”. Thực sự ngộ là nhất niệm, đại khai viên giải trong giáo môn cũng là nhất niệm đốn ngộ, được lý nhất tâm bất loạn trong pháp môn Tịnh độ cũng là nhất niệm đốn ngộ. Câu trước tôi cảm thấy rất quan trọng, thế nào mới gọi nhất niệm đốn ngộ? “Bất do tạo tác” mới có cơ hội nhất niệm đốn ngộ. Ngày nào cũng tìm cách khai ngộ như thế nào thì chắc chắc không thể khai ngộ. Vì sao vậy? Vì quí vị đang tạo tác. Đó là gì? Khởi tâm động niệm. Chỉ cần khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm là mê, không phải ngộ. Thực sự đạt đến không khởi tâm động niệm mới có thể hoát nhiên đại ngộ.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-501
Thời gian từ: 01h02:57:10 - 01h08:31:09
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
Bởi thế, câu hiện tượng có căn bản trong câu này có hai nghĩa. “Ở đây có hai nghĩa, thứ nhất: sum la vạn tượng, thể tánh không hai”. Sum la vạn tượng ở đây, nghĩa là năng sanh vạn pháp theo cách nói của đại sư Huệ Năng. Sum la vạn tượng chỉ cho điều gì? Chỉ cho y chánh trang nghiêm của thập pháp giới, tất cả đều bao gồm trong đó. Thể tánh không hai, là một, đó là tâm thanh tịnh của chúng ta, do bản tánh chúng ta biến hiện ra.
Dưới đây là một thí dụ, “bản chất sóng là nước”. Quí vị xem, muôn nghìn cơn sóng trong đại dương đều là nước, tách nước ra không thể thấy sóng. “Tất cả máy móc đều được tạo nên bằng kim loại”, đây là thí dụ các vị tổ sư thường dùng: “lấy vàng làm vật, vật đều là vàng”. Dùng vàng chế tác đồ dùng, mấy chục ngàn loại nhưng không có vật nào giống nhau, tất cả đều là vàng “vật đều là vàng”. “Trong tự nhiên tự có bản thể, bản thể ở đây chính là căn bản”. Căn bản đây là bản tánh, chân tâm của chúng ta, chỉ cần buông bỏ khởi tâm động niệm là thấy được. Trong Phật pháp gọi đó là tu chứng, trong tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, trong giáo môn gọi là đại khai viên giải, người niệm Phật là lý nhất tâm bất loạn. Tất cả những danh xưng này không giống nhau nhưng tương đồng về cảnh giới, đều tu chứng. Bởi thế trong giáo môn thực sự kiến tánh, không cần học mà vẫn thông hiểu tất cả pháp thế gian và xuất thế, đây gọi là đại khai viên giải. Đại sư Huệ Năng là một ví dụ, một ví dụ rất cụ thể, không biết chữ, chưa qua trường lớp nào, nhưng không một pháp thế gian hay xuất thế nào không hiểu, quí vị nói khoa học với ngài, ngài hiểu khoa học, quí vị bàn triết học, ngài hiểu triết học, chỉ cần quí vị vừa đưa ra là ngài đã hiểu, ngài giống như một chiếc máy tính, lập tức ngài tìm được tư liệu lúc ngay, ngài hiểu tất cả, không cần đến văn tự. Đây gọi là tự nhiên trí, vô sư trí, tất cả đều hiển lộ. Đây là nghĩa thứ nhất.
Thứ hai: “nhị giả bất do tạo tác, nhất niệm đốn ngộ, cố vân tự nhiên”. Thực sự ngộ là nhất niệm, đại khai viên giải trong giáo môn cũng là nhất niệm đốn ngộ, được lý nhất tâm bất loạn trong pháp môn Tịnh độ cũng là nhất niệm đốn ngộ. Câu trước tôi cảm thấy rất quan trọng, thế nào mới gọi nhất niệm đốn ngộ? “Bất do tạo tác” mới có cơ hội nhất niệm đốn ngộ. Ngày nào cũng tìm cách khai ngộ như thế nào thì chắc chắc không thể khai ngộ. Vì sao vậy? Vì quí vị đang tạo tác. Đó là gì? Khởi tâm động niệm. Chỉ cần khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm là mê, không phải ngộ. Thực sự đạt đến không khởi tâm động niệm mới có thể hoát nhiên đại ngộ.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments