TĐ:2557- trước Tướng thì không kiến Tánh được
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-500
Thời gian từ: 01h33:50:25 - 01h38:38:15
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
Đại Nhật Kinh viết: “một thân và hai thân, cho đến vô lượng thân, đồng nhập bản thể”. Lời này nói rất hay. Bản thể là chân thân của chúng ta, là chân ngã của chúng ta. Thân này là giả ngã, không phải là chân ngã. Đây là chân ngã. Một thân hai thân, một thân là ta, hai thân là người, có ta có người, cho đến vô lượng thân, thân tức là hình thể. Người có hình thể gọi là thân người. Súc sanh, chó có thân chó, gọi nó là thân chó. Chim chóc, chúng ta nhìn thấy thân chim. Kiến muỗi chúng cũng có thân. Cây cối hoa cỏ nó cũng có thân, núi sông đất đai nó cũng có thân, chỉ cần nó có hình thể tức là thân. Chúng ta có thể nhìn thấy, có thể rờ được, đây là thân. Đồng nhập bản thể, đều là bản thể sanh ra. Đây chính là nghĩa của căn bản.
Lại bổn là bổn tâm, tức tự tâm của bản nguyên. Lại bổn tánh, nên có tánh đức. Lại có chữ căn bản, chí quan thiết yếu. Đây là gì? Vốn có. Như người điên vốn có đầu của mình, chắc chắn là có, không phải từ bên ngoài mà có. Đây chính là nói bản thể vốn có, vạn sự vạn pháp nó có căn bản, căn bản này chính là tự tánh. Cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là chân tâm, cũng gọi là bản tánh. Đối với sự việc này Phật dùng mười mấy danh từ, đều là sự việc này. Một sự việc vì sao nói nhiều danh tướng như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo trong dạy học của Thế Tôn. Nói với quí vị không nên chấp trước tướng danh tự, tướng danh tự là giả. Quí vị từ trong danh tự ngộ nhập chân thật, vậy là đúng rồi. Không cho quí vị chấp trước tướng danh tự, không cho quí vị chấp trước tướng ngôn thuyết, ngôn thuyết là giả vậy. Tất cả hiện tượng đều là giả. Quí vị phải từ trong giả để ngộ nhập chân thật. Trong tất cả giả tướng có chân thật. Trong tất cả sự giả cũng có chân thật, kỳ diệu. Quí vị nhìn thấy chân thật rồi liền thấy tánh không chấp tướng. Không chấp tướng quí vị liền thấy tánh. Chấp tướng thì không thấy được tánh. Chấp tướng sanh phiền não, thấy tánh sanh trí tuệ. Chấp tướng quí vị liền chịu khổ. Kiến tánh quí vị liền an vui, tịnh định an lạc! Cho nên đáng quí nhất là quí vị ở trong tướng thấy được tánh.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-500
Thời gian từ: 01h33:50:25 - 01h38:38:15
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
Đại Nhật Kinh viết: “một thân và hai thân, cho đến vô lượng thân, đồng nhập bản thể”. Lời này nói rất hay. Bản thể là chân thân của chúng ta, là chân ngã của chúng ta. Thân này là giả ngã, không phải là chân ngã. Đây là chân ngã. Một thân hai thân, một thân là ta, hai thân là người, có ta có người, cho đến vô lượng thân, thân tức là hình thể. Người có hình thể gọi là thân người. Súc sanh, chó có thân chó, gọi nó là thân chó. Chim chóc, chúng ta nhìn thấy thân chim. Kiến muỗi chúng cũng có thân. Cây cối hoa cỏ nó cũng có thân, núi sông đất đai nó cũng có thân, chỉ cần nó có hình thể tức là thân. Chúng ta có thể nhìn thấy, có thể rờ được, đây là thân. Đồng nhập bản thể, đều là bản thể sanh ra. Đây chính là nghĩa của căn bản.
Lại bổn là bổn tâm, tức tự tâm của bản nguyên. Lại bổn tánh, nên có tánh đức. Lại có chữ căn bản, chí quan thiết yếu. Đây là gì? Vốn có. Như người điên vốn có đầu của mình, chắc chắn là có, không phải từ bên ngoài mà có. Đây chính là nói bản thể vốn có, vạn sự vạn pháp nó có căn bản, căn bản này chính là tự tánh. Cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là chân tâm, cũng gọi là bản tánh. Đối với sự việc này Phật dùng mười mấy danh từ, đều là sự việc này. Một sự việc vì sao nói nhiều danh tướng như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo trong dạy học của Thế Tôn. Nói với quí vị không nên chấp trước tướng danh tự, tướng danh tự là giả. Quí vị từ trong danh tự ngộ nhập chân thật, vậy là đúng rồi. Không cho quí vị chấp trước tướng danh tự, không cho quí vị chấp trước tướng ngôn thuyết, ngôn thuyết là giả vậy. Tất cả hiện tượng đều là giả. Quí vị phải từ trong giả để ngộ nhập chân thật. Trong tất cả giả tướng có chân thật. Trong tất cả sự giả cũng có chân thật, kỳ diệu. Quí vị nhìn thấy chân thật rồi liền thấy tánh không chấp tướng. Không chấp tướng quí vị liền thấy tánh. Chấp tướng thì không thấy được tánh. Chấp tướng sanh phiền não, thấy tánh sanh trí tuệ. Chấp tướng quí vị liền chịu khổ. Kiến tánh quí vị liền an vui, tịnh định an lạc! Cho nên đáng quí nhất là quí vị ở trong tướng thấy được tánh.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments