TĐ:2544- Trong tâm niệm niệm muốn cầu đều là “chí đạo”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
67 Views
TĐ:2544- Trong tâm niệm niệm muốn cầu đều là “chí đạo”
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-496
Thời gian từ: 00h42:09:08 - 00h45:41:28
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/

“Hàm vi đạo mộ, khoáng vô tha niệm, vô hữu ưu tư ”. Ba câu này, câu thứ nhất là: “tâm sở mộ cầu giả giai thị chí đạo”. Điều này rất quan trọng. Trong tâm ta niệm niệm muốn cầu là gì? Chính là minh tâm kiến tánh, ngoài cái này ra, tôi không cầu cái khác. Tôi không cầu danh, không cầu lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, thiên đàng hay nhân gian, tôi không cầu gì, chỉ cầu minh tâm kiến tánh. Tâm tánh là gi? Tâm tánh là căn nguyên của vũ trụ, trong triết học gọi là bản thể. Vạn vật trong vũ trụ này từ đâu mà có? Đức Phật nói: “tâm hiện thức biến”, tôi nhất định đem cái tâm này làm cho rõ nghĩa. Vì sao? Nó là năng sanh năng hiện, điều này đức Phật đã nói rất rõ, đó là chân tâm của bản thân chúng ta. Thật sự minh tâm kiến tánh rồi, khi đó là hiện tượng gì? Cảnh giới gì? Quả là điều không thể hiểu nổi. Quý vị thừa nhận, quý vị khẳng định tất cả hư không pháp giới, nói theo cách nói ngày nay là cả vũ trụ với ta là một thể, đột nhiên ngộ ra. Biến pháp giới và hư không giới có quan hệ gì với chính mình? Là một thể. Đại từ đại bi tư nhiên sanh ra, từ bi là yêu thương, yêu thương vô điều kiện, yêu thương bình đẳng, yêu thương thanh tịnh, yêu thương chân thành, yêu thương trí tuệ gọi là từ bi. Vì Vậy Đức Phật nói rất hay, đem những mục tiêu quan trọng này đều hiển thị cho chúng ta biết: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Tôi không có mục đích khác, tôi cần phải hồi phục diện mạo Phật vốn có của tôi, tìm lại diện mạo vốn có của tôi. “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, tôi phải tìm lại tâm tưởng mà có thể sanh nhất thiết pháp, đó là bản thân. Cái này, phải dùng thuật ngữ học thuật hiện nay mà nói, khoa học nhạy bén, triết học nhạy bén.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment