TĐ:1960-Danh tướng là để “ngộ nhập nghĩa lý” , không thể chấp trước

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:1960-Danh tướng là để “ngộ nhập nghĩa lý” , không thể chấp trước
Danh sách phát:1801~2000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpDr7ObfAUmbTOXlIws6On_
Danh sách phát:1601~1800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfo1EoAqe5u-626UhCKZYvYq&disable_polymer=true
Danh sách phát:1401~1600]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq0BlyA1NTwPHOWR5IkT77o&disable_polymer=true
Danh sách phát:1201~1400]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpp9swy_I652Im566UwYf8W&disable_polymer=true
Danh sách phát:[1101~1200]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfp0WjymxNFeWjwdNciJE82Q
Danh sách phát:[0901~1100]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfohGn_RqLUYnDQe2hA6E4WF
Danh sách phát:[701~900]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfongExBnVdOZiXlp4wqLxKY
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Danh sách phát:[001~300] https://www.youtube.com/watch?v=w315v8vovDU&list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 261
Thời gian từ: 00h05:42:05 – 00h13:34:28
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org

http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Tất cả pháp như như bất biến, liễu bất khả đắc”. Những cái không ở sau ý nghĩa đều rất thâm sâu, quả thật là thật tướng các pháp. Tất cả pháp như như bất biến là nói trên phương diện thể tánh, thể tánh là gì? Chính là chân như, còn gọi là tự tánh, cũng gọi là chân tâm, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là thường tịch quang, cũng gọi là đệ nhất nghĩa. Trong kinh luận đại thừa có mấy mươi tên gọi, vì sao một vấn đề mà Đức Phật dùng nhiều danh tướng như thế? Đây là phương tiện thiện xảo trong lúc dạy học, dạy chúng ta đừng chấp trước vào danh tướng. Danh tướng là giả, không phải thật, từ danh tướng chúng ta ngộ nhập nghĩa lý mới là vấn đề quan trọng. Tất cả chúng sanh căn tánh bất đồng, có người chỉ nghe một danh tướng là có thể ngộ nhập, có người ngộ nhập trên một danh tướng khác, có người ngộ nhập từ nhiều danh tướng. Chúng sanh căn tánh không tương đồng, Như Lai tùy theo căn cơ mà nói.
Như như bất biến là thể tánh của tất cả pháp, thể tánh không phải hiện tượng. Nó không phải hiện tượng vật chất, không phải hiện tượng tinh thần, đến hiện tượng tự nhiên cũng không phải. Trong giáo lý đại thừa thường dùng một câu là “pháp nhĩ như thị”. Pháp tức là tất cả pháp, nhĩ nghĩa là nó vốn như vậy, ta đừng suy nghĩ, cũng đừng nghiên cứu, cũng đừng nghị luận, nó chính là như vậy. Thế mới đúng, quý vị đã giác ngộ. Chân tướng sự thật này, tâm tư ngôn ngữ đều không đạt được. Ngôn ngữ nói không rõ ràng, cho nên nói “ngôn ngữ đạo đoạn”, đoạn tuyệt con đường ngôn ngữ, không thông suốt. “Tâm hành xứ diệt”, tâm hành là tư tưởng của chúng ta, tư duy cũng không đạt được, liễu bất khả đắc. Nó có tồn tại chăng? Tồn tại, không những tồn tại, đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”, câu này nói rất hay. Không những tồn tại, nó đầy đủ tất cả pháp, gặp nhân duyên, tất cả pháp liền hiện tiền. Nếu nó không đầy đủ tất cả pháp, làm sao có thể hiện tất cả pháp. Nó có thể hiện tất cả pháp, đương nhiên là đầy đủ tất cả pháp.
Ngày nay chúng ta đang học tập, đối diện kinh văn chúng ta có thể đọc tụng, không được tưởng tượng. Chúng ta có thể nói, nhưng không được phân biệt, không được chấp trước. Nếu chúng ta dùng tâm chân thành, tâm cung kính, thế nào gọi là chân thành? Nhất niệm bất sanh gọi là chân thành. Hay nói cách khác, trong các buổi giảng thường nói, không phân biệt không chấp trước, không khởi tâm không động niệm. Đó chính là chân thành, chính là cung kính. Chân thành, cung kính lâu ngày đột nhiên khai ngộ, họ thấu triệt. Sau khi thông suốt, sau khi đại triệt đại ngộ cũng không được tư duy tưởng tượng, cũng không được nghị luận. Vi diệu là ở đây, cho nên gọi nó là diệu pháp.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment