Tất cả đều trong chữ Tâm.. Là do Ta không thành thật, không nghe lời, không chịu thực hành..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 322
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Nếu ta muốn vãng sanh thật sự, cần xả bỏ hết thế gian. Đến thân tình cũng không thể mang theo. Thân tình cũng là gốc của phiền não, những thứ này liên luỵ rất lớn. Là chướng ngại lớn cho việc vãng sanh thế giới Cực Lạc. Chẳng những chướng ngại ta vãng sanh, mà còn chướng ngại chánh tín, chướng ngại lý giải, chướng ngại trí tuệ, chướng ngại phước đức của ta. Có hàng trăm cái hại mà không có chút lợi nào. Như vậy thì lưu luyến nó làm gì ?
Còn trong tâm có Phật A Di Đà, như vậy thì có trăm lợi mà không có gì hại. Vậy tại sao ta không chọn ?

Thời gian mười năm sẽ có thành tựu tương đối khả quan.

Quý vị có thấy cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc Trung quốc. Cô ấy 55 tuổi mới nghe đến Phật Pháp, nhưng 65 tuổi đã thành tựu_mười năm là thành tựu. Đúng như cổ nhân nói: “thập tải hàn song, nhất cử thành danh”. Cô ta thật sư nghe kinh và hiểu rỏ ràng minh bạch, phát tâm “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Suốt trong mười năm đó cô ta chỉ nghe một bộ kinh Vô Lượng Thọ, nghe đĩa. Tôi hỏi cô ây, kinh Vô Lượng Thọ tôi giảng qua mười lần, cô nghe lần nào? Cô ta cũng không biết, rồi đem tình hình nói với tôi. Đó là trước đây tôi giảng tại thư viện Cảnh Mỹ. Hình như là lần thứ hai thứ ba gì đó, rất sớm. Lúc đó là dùng máy ghi âm để ghi âm, không có hình là ghi âm. Sau đó bộ băng ghi âm này, làm thành đĩa CD bây giờ. Cô ta nghe bộ đĩa này, một ngày nghe một đĩa một tiếng đồng hồ. Một giờ đồng hồ mà nghe mười lần như vậy, tức là một ngày nghe kinh mười giờ đồng hồ. Suốt mười năm không gián đoạn. Nghe hết một bộ rồi nghe lại từ đầu. Một ngày một tiếng đồng hồ lặp lại mười lần. “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” cô ta đã làm được.
Ngoài việc nghe kinh ra, cô ta còn niệm Phật A Di Đà. Tâm địa thanh tịnh, không nhiễm chút trần nào, người vô cùng thành thật. Hiện nay ra bên ngoài giảng kinh dạy học. Mọi người hỏi, cô làm sao mà học thành? Cô ta nói có sáu chữ. Cô ta một đời thành tựu là nhờ vào sáu chữ này. Thứ nhất là thành thật, thứ hai nghe lời, thứ ba là phải thực hành. Sáu chữ này không phải mình cô ta có, mà chư Phật Bồ Tát xưa nay trong ngoài đều thành tựu bằng sáu chữ này. Ta một đời không thể thành tựu, hay nói cách khác là ta không thành thật, không nghe lời, không chịu thực hành. Đời này coi như ta sống một cách uổng phí. Cô ta có thể nắm chặt sáu chữ này không buông, thì mười năm thành tựu.
Trong kinh Di Đà chúng ta thấy chư Phật sáu phương tán thán, không có vị Phật nào không tán thán thế giới Cực Lạc. Không có vị Phật nào không tán thán Phật A Di Đà.

Phải hết lòng tin tưởng, phải có nguyện vọng khẩn thiết, và phải hết lòng hành trì. Thật sự hành trì là sao? Chính là tôi thường khuyến khích mọi người, đem Phật A Di Đà để trong tâm. Ngoài Phật A Di Đà ra toàn bộ đều buông bỏ, trong tâm chỉ có Phật A Di Đà. Như vậy mới có thể chứng bỉ ngạn. bỉ ngạn chính là vãng sanh thế giới Cực lạc. “Thị cố Tĩnh Am sư vân, tu hành cấp vụ, lập nguyện vi tiên”. Tổ sư Tĩnh Am nói, tu hành là việc cấp bách nhất, và điều cần thiết phải làm đó là lập nguyện. Lập nguyện y cứ vào nơi chánh tín, Nếu không tin thì nguyện lập không thành. Khi đã tin thì nguyện mới sanh khởi.
Phước đức là ta có thể nguyện có thể hành. Ta nguyện sanh tịnh độ, nếu thật niệm Di Đà thì ta có phước. Nhân duyên ở ngay trong đời này, được thân người, nghe Phật pháp, gặp được tịnh độ tông, lại gặp được bản hội tập này. Duyên như vậy quá thù thắng, nhân duyên này thật không dể gì gặp được. Ba điều kiện này đều đã có, nếu ta không thể vãng sanh, là vì nghiệp chướng của mình quá nặng, phiền não tập khí quá sâu. Nếu ta vẫn cứ như cũ không vượt qua được tập khí phiền não, mổi ngày đang huân tập. Thiện căn phước báo không đủ thì nên học Lưu Tố Vân, có thể trong một thời gian ngắn tiêu trừ nghiệp chướng. Tất cả đều trong chữ tâm.
Đức Thế Tôn cũng thường nói, khắc chế tâm vào một chổ, thì chẳng có việc gì không làm được. Đem tâm để ở đâu? Để nơi Phật A Di Đà. Trong tâm không có Phật A Di Đà, cứ suy nghĩ lung tung. Như vậy là sai. Ai làm trở ngại chúng ta? Tự mình làm trở ngại mình. Ai phá hoại ta? Tự mình phá hoại mình. Không có bất cứ ai có năng lực phá hoại mình. Vì ta còn tham sân si, nếu ý niệm về tham sân si sâu nặng, thì từng giờ từng phút cần phải đưa ra cảnh cáo. Tham tương ứng với Ngạ quỷ , sân tương ứng với địa ngục, si tương ứng với súc sanh . Nếu ba con đường còn sâu nặng, thì ta với họ có duyên rất sâu. Ta vẫn còn tự tư tự lợi, vẫn còn danh văn lợi dưỡng. Điều này nói rỏ, ta đối với đại thừa không hiểu. Ở trong pháp đại thừa không đạt được pháp vị. Không nếm được pháp vị, không đạt được pháp hỷ. Trong thời gian dài như vậy mà ta đều bỏ lở, ta cứ sống qua ngày trong vọng tưởng và đã phụ Đức Thế Tôn, đã phụ thiện căn phước đức nhơn duyên mà ta đã tu tập được trong quá khứ. Chúng ta vẫn dùng tâm luân hồi để tạo nghiệp luân hồi. Như vậy không thể vãng sanh.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment