Tâm tịnh thì quốc độ tịnh.Người tu Tịnh độ, quan trọng là giữ tâm thanh tịnh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa .Tập: 387
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .

Lời dạy của Thánh hiền là trí tuệ chân thật. Kinh Vô lượng thọ nhắc đến ba thứ chân thật, phạm vi chân thật, trí tuệ chân thật và lợi ích chân thật. Đáng tiếc bây giờ rất ít người đề cập đến vấn đề này. Tuy rất ít nhưng bây giờ vẫn tồn tại, đó là công cụ khoa học kĩ thuật bậc cao, chúng ta sử dụng mạng, vệ tinh để kết nối với những người bạn cùng học có duyên, mỗi ngày cùng nhau chia sẻ. Nếu có thêm mười mấy người thầy giáo, chúng ta có thể xây một ngôi trường không trung, suốt hai mươi bốn giờ đều phát tin để giáo dục, điều này rất có lợi cho một xã hội hiện đại. Mười mấy con người ấy chắc chắn sẽ làm việc và tu học rất chăm chỉ, không thể đưa kinh điển thành môn học thuật chỉ thuần tuý nghiên cứu, không thể được, mà phải theo lời kinh dạy để tu tập. Tất cả các bước tin, lí giải, thực hành, chứng đắc đều phải bắt tay vào làm. Khi đã thực hiện được rồi sẽ thấy niềm vui trong tự thân. Khổng tử đã nói: “Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Kinh Phật dạy “thường sinh hoan hỷ tâm”, “pháp hỷ sung mãn”, đó là những lời phản ánh đúng đắn nhất.
Tôi cũng đã thực hành sáu mươi năm và đã cảm nhận niềm vui vô biên trong đó, càng tìm hiểu càng thấy hứng thú, càng làm việc tinh thần càng sảng khoái. Nếu ba ngày bảo tôi không đọc kinh, ba ngày không giảng pháp, tôi cảm thấy như trong người có bệnh, điều này là có thật. Vì thế bây giờ tôi hiểu được rằng, cái gì là dinh dưỡng quí nhất, dinh dưỡng quí nhất đó là hoan hỉ. Hoan hỉ từ đâu mà có? Hoan hỉ có từ trí tuệ. Không phải có từ tri thức, mà có từ trí tuệ. Phật pháp là trí tuệ, có trí tuệ thì vấn đề gì cũng giải quyết được nhưng tri thức thì không giải quyết được vấn đề. Nếu đem tri thức để giải quyết vấn đề thì di chứng sau này của nó là rất nghiêm trọng, chúng ta không thể không biết vấn đề này.
“Người tu Tịnh độ, quan trọng là giữ tâm thanh tịnh”. Người tu Tịnh độ nhất định phải hiểu tâm tịnh thì quốc độ tịnh. Điều kiện cốt yếu để sanh về thế giới Cực lạc, không cứ là niệm Phật nhiều ít mà tâm phải thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì mới tiếp cận được thế giới Cực lạc. Tại sao tâm tịnh thì nước Phật tịnh? Vì cảnh tùy tâm chuyển. Chúng ta học pháp môn tịnh độ không phải ở môi trường, mà ở tâm. Khi tâm đã thanh tịnh thì môi trường xung quanh sẽ lắng trong, không còn ô nhiễm nữa.
Bảo vệ môi trường, từ lâu tôi đã nghe danh từ này, và tôi đã nói với mọi người không bao giờ thực hiện được việc bảo vệ môi trường, họ hỏi tại sao? Tôi trả lời là bởi tâm không thanh tịnh. Nếu tâm đã tịnh rồi thì môi trường xung quanh tự nhiên thanh tịnh. Tâm đã không tịnh, dùng phương pháp gì để mong môi trường xung quanh thanh tịnh, thì vẫn không thể làm nổi. Vấn đề này chỉ có Phật nói mới hết ý, văn hoá truyền thống xưa mới nói cụ thể và xem trọng công việc này. Con người hiện nay chỉ chú trọng khoa học, không để tâm đến đời sống tinh thần, không coi trọng tinh thần mà đặt nặng vật chất, bởi thế mới nảy sinh nhiều phiền toái mà bản thân mình không có phương pháp giải quyết. Tâm lí có khả năng giải quyết vấn đề vật chất nhưng vật lí không thể giải quyết vấn đề tâm lí, vì sao? Vật là do tâm sinh, vì vậy so với thứ gì tâm cũng là thứ quan trọng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment