Tu hành quan trọng nhất là Tâm thanh tịnh, Tâm bình đẳng,Tâm giác ngộ.ko phan duyên, ko nhiều chuyện

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
8 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 372
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .

Học Phật, thứ nhất là học thanh tịnh, không phan duyên, không nhiều chuyện. Xã hội bây giờ, phim ảnh, internet quấy nhiễu lòng người, họ có quyền mỗi ngày đưa tin, tôi cũng có quyền không tiếp nhận, tôi có thể không xem, mười mấy năm không xem phim, chưa bao giờ tiếp xúc internet, ngay cả điện thoại tôi cũng buông bỏ. Cho nên tôi rất ít có điện thoại, người ta tìm không thấy tôi, tôi cũng không cho người khác gọi điện cho tôi. Vì sao vậy? Niệm Phật là tốt nhất, ít nói lời vô ích. Niệm Phật là thật, làm bất cứ chuyện gì cũng là giả.

Điều này chúng ta chẳng thể không biết.
Tu hành quan trọng nhất là tâm, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ. Thanh tịnh là không mảy may nhiễm trước. Nhất định phải hiểu “thiên hạ vốn vô sự, kẻ tầm thường tự quấy rối mình”. Kẻ tâm thường là gì? là kẻ mê mờ, điên đảo, tự mình tìm đến phiền não, tự sanh phiền não. Không có phiền não, phiền não ở đâu? Quý vị cố gắng đi tìm, khẳng định rốt cuộc cũng không tìm thấy phiền não. Cho nên phiền não là giả, không phải thật. Thật thì quý vị đã tìm thấy nó rồi, vì giả nên không tìm thấy, là do nhất thời mê mờ mà tạo thành. Giác ngộ rồi thì không còn nữa. Giữ tâm thanh tịnh. Giữ tâm vô sự, trong tâm của quý vị vốn không việc gì. Không được phan duyên, không được gây sự.
Dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, đây là việc lớn, đây là việc quan trọng nhất, các việc khác đều buông bỏ. Người xưa bảo chúng ta: “biết nhiều chuyện thì nhiều phiền não”. Bảo chúng ta đừng nên nhiều chuyện, nhiều chuyện thì tâm quý vị không thanh tịnh, làm mất đi tâm thanh tịnh của quý vị. Tâm thanh tịnh là tâm Phật, tâm nhiểm ô là tâm luân hồi. Cũng không nên quen biết quá nhiều người, dùng tâm bình thường đối đãi với hết thảy mọi người và mọi việc. Tâm bình đẳng là chân tâm. Bình là bình đẳng, thường là mãi mãi không thay đổi.
Giữ gìn giới luật, giữ gìn luân thường đạo đức. Truyền thống luân thường đạo đức của Trung Quốc, đều ở trong giới luật Phật pháp. Phải tu nhẫn nhục, điều gì cũng phải nhẫn. Trong giáo lý đại thừa, Phật dạy chúng ta bố thí. Ba loại bố thí này là tu phước, tu đức. Nhẫn nhục có thể giữ cho phước đức không bị mất đi. Mọi người cũng nghe trong Phật pháp thường nói: “Lửa đốt rừng công đức”. Lửa là gì? Là phiền não, oán hận, sân nhuế. Ý niệm này khi sanh khởi, thì mất hết công đức. Công đức là gì? Là giới, định, huệ, không còn nữa. Công đức không gì có được, phải hất tâm thường trú trong giới, định, huệ, công đức mới có thể tăng trưởng. Mất đi giới, định, huệ, thì công đức rất khó thành tựu. Việc này chẳng thể không biết được. Nhẫn nhục khó thật, nhưng quý vị cần biết vạn pháp đều là không, vậy thì dễ rồi.
Trong Kinh Bát Nhã nói: “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Quý vị nhẫn nhục là thành tựu rồi.
Vì sao chúng ta không làm được ? Vì không buông bỏ được. Nghe là nghe, đây là Phật nói cho người khác, không phải giảng cho mình, không liên can đến mình, nghe một đời cũng là nghe Phật nói cho người khác, không liên can đến mình. Cho nên mình vẫn như xưa, vẫn là phàm phu, vẫn luân hồi như cũ, ngày ngày tạo nghiệp luân hồi, không thoát khỏi luân hồi lục đạo.

Khó ở chỗ nào? khó ở chỗ hiểu được chân tướng sự thật.
Khi tôi mới học Phật, đại sư Chương Gia bảo tôi rằng, Phật pháp đại thừa biết thì khó làm thì dễ. Vì sao làm khó, là vì quý vị không biết, nghe kinh hằng ngày mà không biết, nghe không vô. Đây là thật, không phải giả. Thầy Lý bảo tôi, có người đọc kinh, nghe kinh nghe một đời, đến 80 tuổi, 90 tuổi, khi mạng chung vẫn là mơ hồ, một đời không hiểu được. Loại người này rất nhiều. Vì sao niệm suốt đời, nói suốt đời, nghe suốt đời cũng không thể khế nhập cảnh giới, nguyên nhân là gì? Nguyên nhân là không buông được “cái ta”, không buông được “cái của ta”. “Cái ta” là tập khí phiền não. “Cái của ta” là ngũ dục lục trần, cả hai đều không buông được. Cho nên suốt đời làm không rồi. Chỉ là rớt lại hạt giống Phật trong A Lại Da. Thật sự mà nói, đây cũng là điều rất quí rồi, thành tựu của quý vị là ở kiếp sau, kiếp này không thể thành tựu được.
Tâm phân biệt, tâm chấp trước gọi là tâm luân hồi. Quý vị dùng hai tâm này, làm việc, đối nhân xử thế, thì quý vị tạo nhiệp luân hồi. Quý vị dùng thiện tâm, hoàn toàn dùng nhân quả luân lý đạo đức, thì quả báo của quý vị là ba đường lành. Quý vị dùng tự tư tự lợi, lợi mình hại người, quý vị dùng tâm này là quý vị tạo nghiệp ác. Quả báo là ba đường ác, đó là khổ. Đều là tự làm tự chịu! Thanh tịnh bình đẳng là chân tâm. Nhiểm ô, thiện và bất thiện đều là tâm luân hồi, điều này chẳng thể không biết.
Cho nên chúng ta thật sự có thể đem tâm an trú trên đức hiệu Di Đà. Tâm chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tâm. Cái mà quý vị đạt được là thân khẩu ý hoàn toàn bình đẳng. Không nên nghĩ đến cái khác, nghĩ cái khác chỉ là sanh tử luân hồi. Nghĩ đến Phật A Di Đà, nhất định được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment