Ở đây chúng tôi đề cập đến, muốn học được thì ba cái tâm này rất quan trọng: tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính. Bạn có ba tâm này, gặp được thiện tri thức mới chân thật có được thọ dụng. Không có tâm thái này, dẫu Phật, Bồ Tát đến dạy bạn cũng uổng công vô ích, bạn cũng không lãnh hội được gì. Tìm thầy cầu đạo là một việc rất khổ. Ở Trung Quốc, Ngài Triều Châu 80 năm hành cước, hành cước vì để tìm thầy cầu đạo. Vì sao? Vì Ngài chưa khai ngộ. Khai ngộ rồi thì không cần thiết, tại sao? Vì cảnh giới ngộ nhập giống nhau. Mỗi người đi giáo hóa một phương, nhưng tán thán lẫn nhau chứ không chê bai nhau. Có khi gặp được người muốn đến học, chuyện này trong kinh điển hay trong “Cao Tăng Truyện”, cũng như trong “Sơn Chí” của các đại Tự viện, ý là lịch sử về những nơi đó đều có ghi chép. Có học trò đến tham học, muốn đến thân cận lão Hòa thượng.
Vài ngày sau, lão hòa thường bèn nói với họ: “Duyên của con không ở nơi đây, duyên của con ở nơi đó nơi nọ. Con hãy đến đó đi, con nhất định sẽ được lợi ích chân thật”. Họ đi rồi, quả nhiên không sai. Đến dưới hội của vị thầy đó liền chứng quả, vậy tại sao với vị thầy kia lại không đạt được kết quả? Lão sư dạy học trò nhất định sẽ hỏi người đó: “Con hiện thời đối với những cao tăng đại đức danh tiếng ấy, con có từng thân cận qua với các vị đó không? Người con tôn kính nhất là người nào?”. Đương nhiên họ phải nói người mà “Con tôn kính nhất” là ai đó.
Lão sư sẽ nói: “Vậy duyên con nằm ở chỗ người đó, nhưng liệu có học được gì không? Là do lòng thành kính của con có đủ hay không? Tâm thái của con tôn kính đối với vị đại đức đó. Hơn cả ta, ta nhất định sẽ tiến cử con đến bên đó. Con ở bên cạnh ta học tập, e rằng sẽ có chướng ngại, rất khó thành tựu. Đến bên đó sẽ dễ dàng hơn”. Tuyệt không phải do phương pháp, trí huệ của các thầy không giống, không phải vậy; mà do tâm thành kính của người học trò.
Ấn Quang đại sư có nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Không có tâm thành kính, vậy dù lão sư có cao minh hơn nữa, bạn đến học với họ cũng vô ích. Vì sao? Vì bạn không có lòng tin vào thầy, thế thì làm sao mà thành tựu được? Đây không phải thần thông, đây là thường thức mà thôi. Bởi thế, lúc chúng ta giúp đỡ người ta, người mà họ tôn kính nhất. Chúng ta hãy giúp cho họ nâng cái tâm thành kính đó lên cao hơn nữa, để lòng thành kính đó của họ tăng trưởng thêm. Như thế rất ích lợi đối với họ, đạo lý này nhất định phải hiểu.
Vài ngày sau, lão hòa thường bèn nói với họ: “Duyên của con không ở nơi đây, duyên của con ở nơi đó nơi nọ. Con hãy đến đó đi, con nhất định sẽ được lợi ích chân thật”. Họ đi rồi, quả nhiên không sai. Đến dưới hội của vị thầy đó liền chứng quả, vậy tại sao với vị thầy kia lại không đạt được kết quả? Lão sư dạy học trò nhất định sẽ hỏi người đó: “Con hiện thời đối với những cao tăng đại đức danh tiếng ấy, con có từng thân cận qua với các vị đó không? Người con tôn kính nhất là người nào?”. Đương nhiên họ phải nói người mà “Con tôn kính nhất” là ai đó.
Lão sư sẽ nói: “Vậy duyên con nằm ở chỗ người đó, nhưng liệu có học được gì không? Là do lòng thành kính của con có đủ hay không? Tâm thái của con tôn kính đối với vị đại đức đó. Hơn cả ta, ta nhất định sẽ tiến cử con đến bên đó. Con ở bên cạnh ta học tập, e rằng sẽ có chướng ngại, rất khó thành tựu. Đến bên đó sẽ dễ dàng hơn”. Tuyệt không phải do phương pháp, trí huệ của các thầy không giống, không phải vậy; mà do tâm thành kính của người học trò.
Ấn Quang đại sư có nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Không có tâm thành kính, vậy dù lão sư có cao minh hơn nữa, bạn đến học với họ cũng vô ích. Vì sao? Vì bạn không có lòng tin vào thầy, thế thì làm sao mà thành tựu được? Đây không phải thần thông, đây là thường thức mà thôi. Bởi thế, lúc chúng ta giúp đỡ người ta, người mà họ tôn kính nhất. Chúng ta hãy giúp cho họ nâng cái tâm thành kính đó lên cao hơn nữa, để lòng thành kính đó của họ tăng trưởng thêm. Như thế rất ích lợi đối với họ, đạo lý này nhất định phải hiểu.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments