Sống trong thế giới cảm ơn Tri ân, báo ân Kẻ chẳng biết ân, phần nhiều sẽ bị chết ngang trái.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tập 1551

Năm xưa, mười năm trước, tôi rời khỏi Đài Loan, tôi viết sáu điều: “Sống trong thế giới cảm ơn”.
1) Điều thứ nhất là cảm ơn kẻ chê trách ta. Vì sao? Ta có thể nhẫn nhục, có thể chịu đựng. Từ sự hủy báng, lăng nhục ác ý vô duyên vô cớ của kẻ khác, từ trong cảnh giới ấy, ta nhận biết công phu Định Huệ của chính mình có được mấy phần. Vì thế, gặp cảnh giới ấy, sẽ chẳng sân khuể. Chẳng có tâm sân khuể, đương nhiên cũng sẽ chẳng có báo thù, lại còn rất cảm kích. Người ấy đến khảo nghiệm ta, coi công phu nhẫn nhục của ta đạt đến mức độ nào, ta gặp gỡ, ta tiếp xúc rất an nhiên!
2) Thứ hai, cảm kích kẻ quấy nhiễu ta, lúc nào cũng làm phiền, lúc nào cũng gây chướng ngại. Trong suốt một đời, sở dĩ người hiện thời nói “khó làm chuyện tốt”, là vì người thật sự giúp đỡ quý vị rất ít, kẻ ngáng chân quá nhiều, hữu ý hay vô tình chẳng hợp tác với quý vị. Chúng ta cũng cảm kích kẻ ấy. Hãy nghĩ xem là do nguyên nhân nào! Đại khái là trong quá khứ ta có thái độ ấy đối với kẻ đó, nay kẻ ấy đối xử với ta như vậy, đó là lẽ đương nhiên! Nhưng ta trọn chẳng chùn bước, vẫn phải tìm ra phương pháp để đột phá, vẫn phải tìm ra biện pháp để thực hiện viên mãn, phải làm thành công những chuyện như vậy. Vì thế, những cảnh duyên ấy giúp ta tăng trưởng năng lực, quý vị nói xem, ta có phải cảm kích kẻ ấy hay chăng?
3) Thứ ba, phải cảm tạ kẻ đã ruồng bỏ ta. Có đấy! Sau khi Hàn Quán Trưởng đã ra đi, Hàn Quán Trưởng đã vứt bỏ chúng tôi. Sau khi bà đã đi rồi, cảnh duyên hết sức xấu ác, chúng tôi không thể chẳng rời khỏi Đài Loan. Đấy là duyên phận, chúng tôi chẳng oán hận, mà cũng chẳng trả đũa, vẫn phải cảm ơn. Vì sao? Chúng ta phải học từ bi, tự lực cánh sanh. Trong quá khứ chúng ta còn dựa dẫm, nay chỗ nương dựa ấy chẳng còn nữa!
4) Thứ tư, cảm kích kẻ đánh đập ta. Vì sao? Tiêu nghiệp chướng cho ta.
5) Thứ năm, cảm kích kẻ lừa gạt ta. Tuy chúng ta rất thật thà, toàn là thiện tâm thiện ý giúp đỡ người khác, xác thực là bị lừa gạt, bị thua thiệt, bị gạt gẫm. Chúng ta vẫn không hối hận, mà rất cảm tạ, cảm kích kẻ ấy vì lẽ gì? Tăng trưởng kiến thức cho chúng ta. Có một năm, tôi giảng kinh ở Cựu Kim Sơn (San Francisco), các đồng tu dẫn tôi đi vãng cảnh, đến chơi cầu lớn Kim Sơn (Golden Gate). Gặp một đám trẻ tuổi người Mỹ, họ vây quanh tôi nói líu lo líu lường, khiến cho tôi nghe chẳng hiểu gì! Chẳng lâu sau, nhóm người ấy tản đi, chẳng còn nữa, một đứa cũng chẳng thấy! Tôi bỗng dưng phát hiện ví tiền đã bị họ lấy trộm mất. Dường như có hai, ba ngàn Mỹ kim trong ấy bị họ đánh cắp. Tôi chẳng oán hận họ mà còn rất cảm kích. Vì sao? Trong đời này, lần đầu tiên tôi gặp chuyện ấy. Sau đấy, sẽ lưu tâm cẩn thận, họ đã cảnh cáo tôi. Tôi chỉ có thể nói chính mình chẳng cẩn thận! Tôi đeo ba lô, ba lô có khóa kéo (zipper, fermeture). Quý vị thấy người Hương Cảng rất thông minh, họ đều đeo ba lô đằng trước, dùng tay ôm lấy. Tôi chẳng vậy, tôi đeo ba lô sau lưng. Người ta kéo dây khóa ra, lấy ví tiền đi. Còn may là hộ chiếu và chứng từ thông hành chẳng để cùng một chỗ. Luôn có tâm cảm kích người khác, đấy là chuyện tốt.
Điều cuối cùng, cảm kích kẻ tổn thương ta. Vì sao? Kẻ ấy rèn luyện tâm trí ta. Ta phải chịu nổi sự thử thách, giống như vua Ca Lợi cắt chặt thân thể. Đó là tổn thương, tổn thương nghiêm trọng!
Bởi lẽ, kẻ vong ân phụ nghĩa trong xã hội hiện thời đông lắm, chúng ta có thể thường xuyên gặp phải. Dẫu gặp phải, cũng chớ nên nguội lạnh tấm lòng. Nếu tấm lòng nguội lạnh, vậy là quý vị mắc lừa rồi, quý vị đã bị kẻ khác dìm xuống nước! Vĩnh viễn đối đãi bằng tấm lòng cảm ơn, hồi quang phản chiếu, tăng cao cảnh giới của chính mình, đều là chuyện tốt đẹp. Vì thế, chúng ta thấu hiểu, ai nấy đều là người tốt, chuyện nào cũng đều là chuyện tốt, bất luận thiện duyên hay ác duyên, thuận cảnh hay nghịch cảnh, chúng ta học sao cho có thể chuyển cảnh giới trong Phật pháp. Nếu có thể chuyển cảnh, ắt giống như Như Lai. Vì sao Như Lai thường trụ trong Giới, Định, Huệ? Trong đại kinh thường tán thán: “Na Già thường tại Định, vô hữu bất định thời” (Bậc Na Già thường ở trong Định, không lúc nào chẳng định). Bất luận thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, Ngài đều ở trong đại định, đạo lý gì vậy? Có thể chuyển biến cảnh giới.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment