Sám trừ nghiệp chướng thế nào cũng không bằng niệm Phật A Di Đà. Tại sao phải nghe kinh ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 581
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Tại sao rất nhiều người thất bại ? Họ không có lòng tin, họ không có nghị lực, không chịu làm.
Ngày nay chúng ta không mong phước báo trời người, chúng ta đã thấy rõ nó. Những quả báo đó không có ý nghĩa gì, cuối cùng không thoát luân hồi lục đạo, chúng ta phải mất bao nhiêu tinh thần, tiêu tốn bao nhiêu thời gian, đi tìm nó, sai lầm. Bây giờ chúng ta đã biết, thiện pháp đệ nhất trong thế gian và xuất thế là thế giới Cực Lạc, là Phật A Di Đà. Tại sao không đem thời gian, công sức chúng ta dùng vào việc đó? Tất cả những thứ trên thế gian, không còn suy nghĩ nữa, gì cũng được. Bữa cơm này, có ăn cũng tốt, không có cũng không sao, không để trong lòng. Sống được ngày nào hay ngày ấy, quan trọng nhất là có môi trường thanh tịnh, để ta nghe kinh, để ta niệm Phật.
Nghe kinh, tấm gương tốt nhất là Lưu Tố Vân, tôi chỉ nghe một bộ kinh, tại sao phải nghe kinh? Bởi ta có nghi hoặc, nghe kinh giúp ta đoạn nghi sinh tín, nghe kinh giúp ta chuyển mê thành ngộ. Trong kinh đã nói rất rõ ràng, thế giới Cực lạc cùng thế giới ta đây, quý vị đã biết đã thấy rất rõ ràng. So sánh hai thế giới, chúng ta quyết định nên chọn thế giới nào, thời gian là vàng bạc, không được lãng phí một phút một giây.
Chướng ngại của ta quá nặng, nghiệp chướng ngăn trở. Bởi thế, nghiệp chướng phải tiêu.
Tiêu như thế nào? Phương pháp tiêu nghiệp chướng tốt nhất, vẫn là niệm Phật A Di Đà. Cách này cực hay, sám trừ nghiệp chướng thế nào cũng không bằng niệm Phật A Di Đà. Niệm Phật A Di Đà, sẽ làm cho nghiệp chướng tiêu trừ tất cả. Sám thế nào cũng sót một ít, không thể sạch hết, phải đặt tất cả lòng tin vào Tịnh tông, không một chút hoài nghi. Bởi thế người thực sự niệm Phật, niệm khoảng nửa năm, một năm, cảm ứng của họ sẽ bất khả tư nghị. Pháp môn này, chính xác trăm phần trăm là khó hiểu dễ hành, thực tâm làm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ.
Chúng ta nên nhớ, pháp sư Doanh Kha, niệm Phật A Di Đà ba ngày, sau ba hôm liền vãng sinh. Thực sự tin tưởng, thực sự không hoài nghi, hành trì, phải hiểu được đạo lí đó.
Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh cho chúng ta biết, ngài sống thời Càn Long, cùng thời với cư sĩ Bành Tế Thanh. Đây là vị pháp sư tuyệt vời, thông tông thông giáo, hiển mật viên dung, trước tác rất phong phú. Trong Vạn Tục Tạng của Nhật Bản, đã sưu tập hơn hai mươi tác phẩm của ngài, tác phẩm của ngài lên đến năm, sáu mươi loại, tôi đã xem qua mục lục.
Kinh Lăng Nghiêm do ngài viết, thần chú Lăng Nghiêm do ngài chú giải. Tất cả những người chú thích Kinh Lăng Nghiêm, đều không chú giải thần chú, ông chú giải luôn thần chú. Ngài nói với chúng ta, chúng sinh gặp tai nạn, tất cả Phật pháp, Phật pháp Đại Tiểu thừa, thần chú Mật tông đều thất bại. Vì tội nghiệp chúng ta quá nặng, không cách gì cứu, đều không đạt kết quả. Chỉ một môn có thể cứu bạn, đấy là niệm Phật A Di Đà. Câu này rất tuyệt vời!
Oai lực một câu A Di Đà Phật, vượt qua tất cả kinh giáo, vượt qua tất cả sám pháp. Tam thời hệ niệm là sám pháp, pháp hội Thuỷ Lục cũng là sám pháp, sám Đại Bi, sám Hoa Nghiêm, tất cả đều là sám pháp, không bằng một câu Phật hiệu. Không ai tin cả, bởi thế gặp thiên tai vẫn cứ đi bái sám, tốn bao nhiêu sức, không mang lại kết quả. Nếu họ biết bí mật này, tin tưởng điều này, gặp thiên tai nhất tâm niệm Phật, sẽ ổn ngay.

Chúng ta xem báo cáo của Lưu Tố Vân, không phải như thế ư? Những nốt đỏ của bà còn nguy hiểm hơn ung thư. Lúc bấy giờ bác sĩ nói, bà nên có sự chuẩn bị về mặt tâm lí, vì bà có thể chế bất cứ lúc nào cũng, không phải hai tháng, ba tháng. Nhưng Lưu Tố Vân rất giỏi, bà không đặt nặng vấn đề sống chết, trong lòng bà chỉ có Phật hiệu. Mỗi ngày nghe kinh mười giờ, niệm Phật có thể cũng xấp xỉ mười giờ, bà y giáo phụng hành!
Bệnh bà mấy tháng liền khỏi, đi tái khám, không còn nữa, vết thương trên người cũng không còn, bác sĩ rất ngạc nhiên. Khi bệnh đã hết, nhất định phải có dấu, vết sẹo, tại sao bà không còn một vết sẹo nào? Điều này cho thấy, tâm thanh tịnh trong tự tánh không tì vết, bà đã niệm đến tâm thanh tịnh, niệm đến tâm bình đẳng. Đây là công phu khá sâu, nếu không phải sự nhất tâm bất loạn, cũng là công phu thành phiến thượng thượng phẩm, bà mới có thể thực sự được sinh tử tự tại.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment