Sám hối nghiệp chướng ..Câu A Di Đà Phật chính là chân sám hối, trong lòng chỉ có A Di Đà Phật.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 426
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

sám hối nghiệp chướng”, đây là giúp đỡ nâng cao chính mình. Từ vô lượng kiếp tạo nghiệp nặng nề, nên thực sự phát tâm sám hối. Dùng phương pháp nào để sám hối ? Câu A Di Đà Phật chính là chân sám hối, trong lòng chỉ có A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra không còn cái gì khác, thì tội nghiệp của quý vị sám hối sạch rồi.
Lúc mới học Phật thầy Lý dạy cho chúng tôi đổi tâm, đổi tâm cách thế nào? Đem cái tâm tạo tác tội nghiệp từ vô thỉ kiếp đến nay của chúng ta, cái tâm tự tư tự lợi đổi thành A Di Đà Phật. Khiến trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra cái gì cũng không có, thì nghiệp chướng của quý vị tiêu hết rồi. Quý vị vì sao lại có nghiệp chướng? Các bạn học Phật thường thấy được, oán thân trái chủ tìm đến dựa thể. Vì sao họ đến dựa thể của quý vị? Quý vị tạo nghiệp, họ bám trên thân quý vị. Nếu như quý vị thật sự đem tâm hoán đổi thành A Di Đà Phật, họ chạm vào cũng không dám chạm đến quý vị, thì họ làm sao dám tìm quý vị? Trong miệng của quý vị có Phật, trong tâm không có Phật, thì họ bám vào thân của quý vị, họ sẽ làm phiền quý vị. Nếu như trong tâm quý vị có A Di Đà Phật thì họ không làm được, họ đến cầu quý vị vị siêu độ, cầu quý vị giúp đỡ, chắc chắn họ sẽ không làm đến làm phiền. Họ đến tìm quý vị siêu độ, họ phải có phước báo lớn. Không có phước báo, quý vị có thần Hộ Pháp họ không thể đến gần quý vị, họ có phước báo lớn họ đến tìm quý vị, quý vị giúp họ vãng sanh thế giới Cực Lạc, đây là ý nghĩa thực sự của sám hối. Sám hối chú trọng ở chỗ “sau không tái phạm”, chân sám hối! Không phải ngày ngày làm hình thức, ngày ngày sám hối. Ngày ngày sám nhưng ngày ngày tạo nghiệp, vậy có ích gì chứ? Chỉ có thể nói tốt hơn so với không sám hối, lúc sám hối, trong tâm vẫn còn phóng một vệt sáng, sau khi sáng xong thì không có nữa tốt hơn so với không sám hối. Lúc nào vệt sáng đó thực sự thắp sang tâm của quí vị, nghiệp tạo mới thật sự tiêu trừ.
Cho nên tôi lúc còn trẻ, Chương Gia đại sư dạy tôi thế nào gọi là sám hối? Ngài nói là “sau không tái phạm”, chân sám hối! Sám hối rồi ngày mai lại tạo, đây không phải sám hối. Nhưng cũng rất tốt có tâm sám hối, có ý niệm này. Tự mình không thắng được nghiệp lực. Nghiệp lực quá lớn rồi, quý vị không thắng được nó, cho nên cảnh giới trước mắt vần còn phạm. Tự mình biết sai rồi, hiểu rõ còn phạm, quý vị thấy nghiệp lực, tập khí thật đáng sợ! Sau khi nghiệp chướng tiêu trừ mới có thể “thường tùy Phật học”. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc thì câu này thực hiện được. Quý vị ngày ngày ở bên A Di Đà Phật, không thành Phật không rời A Di Đà Phật, đây là thường tùy Phật học. Sau khi thành Phật giống như Phật A Di Đà, nguyện của Phật A Di Đà là nguyện của chính mình, hạnh của Phật A Di Đà là hạnh của chính mình. Quảng độ chúng sanh gọi là Phật sự, những việc Phật làm chính là độ chúng sanh. Phương pháp độ chúng sanh là dạy học. Cho nên chúng ta đọc được ở trong kinh, A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc, ngày ngày giảng kinh nói pháp không có gián đoạn.
Người thế giới Cực Lạc vô lượng thọ, người thế giới Cực Lạc không cần ăn uống, người thế giới Cực Lạc không cần ngủ nghĩ, cho nên thời gian học tập ở thế giới Cực Lạc không bị gián đoạn, họ sẽ tiến bộ rất nhanh! Ở nơi ấy là trường đại học Phật giáo, là trường tu hành Phật giáo, bảo đảm quý vị thành Phật. Lúc quý vị vào học là phàm phu, lúc quý vị tốt nghiệp là đã thành Phật, không còn sót một ai, không có ai lưu ban. Ở thế giới Cực Lạc có siêng năng, có biếng nhác nhưng không có lưu ban, người tin tấn thì thành Phật sớm, tốt nghiệp sớm một tí, người mà biếng nhác thì tốt nghiệp muộn một tí, chắc chắn vãng sanh! Thành tựu rồi.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment