TĐ:2588- Ba nghiệp thân khẩu ý, toàn bộ nhập vào trong Phật, mới là chân thật Quy Kính

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
195 Views
TĐ:2588- Ba nghiệp thân khẩu ý, toàn bộ nhập vào trong Phật, mới là chân thật Quy Kính
Danh sách phát [2386 - 2586] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Danh sách phát [2587 - 2787] https://www.youtube.com/playlist?action_edit=1&list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-515
Thời gian từ: 01h12:45:21 - 01h18:07:25
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/

Thường những người mới học, trong tâm có Phật, trong tâm nghĩ đến Phật, là “ý nghiệp”; miệng niệm Phật là “khẩu nghiệp”; thân lễ Phật, bày tỏ lòng tôn kính đối với Phật, là thân nghiệp, gọi là “tam nghiệp kính phụng”, ba việc này đều là A Di Đà Phật. “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục, thân khẩu ý tam, toàn nhập Phật trung”. Phật ở đây chính là A Di Đà Phật, thân khẩu ý hoàn toàn hòa nhập trong A Di Đà Phật, “thủy thị chân thực quy kính”. Chúng ta quy y Phật, quy y trên thực tế chỉ là nói miệng mà thôi, chưa thật sự Quy y. Thật sự quy y, trong tâm phải có Phật A Di Đà, bất cứ lúc nào, bất cư nơi đâu, niệm niệm không rời, ngoài Phật A Di Đà, không có cái gì khác, không nghĩ đến gì khác. Thế tôi muốn hỏi, nếu có chuyện xảy ra, tôi phải làm sao? Quý vị nếu chưa đạt đến cảnh giới này, Quý vị muốn làm sao thì làm; nếu Quý vị đã đạt đến cảnh giới này rồi, hay rồi, tự tánh bát nhã sẽ giải quyết giúp Quý vị, vậy có thể làm sai được sao? Chúng ta lấy một ví dụ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục, toàn nhập Phật trung, Ngài không có tạp niệm, có người có việc đến thỉnh giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giải đáp luôn cho người đó, đã giải quyết được vấn đề cho người đó. Phật Thích Ca Mâu Ni có suy nghĩ gì không, Ngài có suy nghĩ xem phải trả lời câu hỏi này như thế nào? Không hề, giải quyết một cách tự nhiên. Chúng ta không hiểu đạo lý này, lúc gặp chuyện, không nhớ đến Phật nữa, chỉ nghĩ làm thế nào để giải quyết chuyện đó, giải quyết thế nào, không còn Phật nữa, Quý vị sẽ không được Đức Phật gia trì, phải dựa vào chút thông minh của bản thân, dùng trí thông minh nhỏ bé giải quyết, chuyện gì cũng sẽ làm sai, bản thân cũng không hề biết. Nguyên nhân là từ đâu? Quý vị chưa từng có Phật trong tâm. “Tôi để ở trong tâm rồi”, hễ có chuyện xảy ra, trong tâm chỉ còn chuyện đó, không còn Phật nữa, đó là giả. Nghĩ thử xem có đúng thế không? Đúng là như thế, không thể trách Đức Phật, mà phải trách bản thân, giải quyết êm đẹp rồi, may mắn; không giải quyết tốt, lẽ đương nhiên. “Thân khẩu ý tam, toàn nhập Phật trung, thủy thị chân thực quy kính”, đây mới đúng là quy y, thật sự thành kính Phật.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment