Rất nhiều người tu hành ít có tâm Nhẫn Nại. Do phóng dật giải đãi nhác nhớm làm tâm thối thất..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 447 - 341
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Chúng ta đã học kinh Nhân vương hộ quốc, trong kinh nói rất cụ thể, làm thế nào để đối phó khi quốc gia gặp thiên tai ? Con người bây giờ nghĩ như thế nào? Mở hội Nhân vương, mời một trăm vị sư, mỗi ngày tụng một biến kinh này. Không được, tụng niệm thì có tác dụng gì? Tại sao Phật Di đà không bảo mọi người tụng kinh? Mà ngài giảng kinh chứ không phải tụng kinh.
Khi còn tại thế, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không dạy mọi người tụng kinh, mà ngày nào cũng giảng kinh cho mọi người nghe, không phải tụng. Tụng không có hiệu quả, vì sao? Vì khi giảng kinh sẽ làm cho mọi người hiểu được vấn đề, không những chúng sanh hữu tình hiểu được, mà cây cỏ hoa lá, sơn hà đại địa cũng hiểu được, như thế mọi người mới có thể hợp tác, thiên tai sẽ được hoá giải, sẽ được tiêu trừ. Cho nên sự việc này, nói đi nói lại là việc giáo dục.

Đức Phật khi chưa thành Phật, ngài giống chúng ta, đều là phàm phu, ngài phát nguyện tu hành, tinh tấn không biếng nhác, và đã thành tựu vô lượng công đức trong quả vị của mình. Việc này chứng minh điều đức Phật nói trong kinh: “Tất cả pháp đều do tâm sinh”, “chế tâm nhất xứ vô sự bất biện”, người xưa thường nói: “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, mới có thể thành công. Những người bình thường như chúng ta ít có tâm nhẫn nại, tu ít hôm, hoặc vài ba năm bèn mong công đức thành tựu, chẳng những không thể, mà cách dùng tâm của hàng phàm phu cũng không đúng. Quí vị nghĩ thử xem, phàm phu dùng tâm nào? Tâm vọng tưởng, tâm tự tư tự lợi, tâm gấp gáp tranh công, tất cả đều sai lầm. Người tu hành thực sự dụng tâm chân thành, không nghĩ đến quả báo sẽ ra sao, họ không suy nghĩ về vấn đề này. Đúng như câu: “chỉ lo chăm bón, không nghĩ thu hoạch”. Khi nào thành tựu, có thành tựu hay không, không quan trọng, đúng lúc nó sẽ tự thành tựu. Vả lại công đức trang nghiêm khi thành tựu, tất cả đều nằm ngoài ý muốn của bản thân, bản thân họ chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Nguyên nhân gì vậy? Nguyên nhân từ lòng chí thành cảm thông. Ngày nay chúng ta thiếu mất lòng chí thành, mới tu mấy bữa đã mong có ngay kết quả, đâu dễ dàng như thế! Tất cả đều do chúng ta sai lầm khi dụng tâm, còn trách Phật Bồ tát không linh. Vì thế phần lớn người tu hành đi ngược lại với đường tu chứ không phải đi trực diện. Kết quả đó là gì? Khổ báo trong tam đồ, tất cả đều đi về đó. Bồ tát chỉ có một suy nghĩ, đó là vì chúng sanh, không lúc nào nghĩ về bản thân. Còn chúng sanh như chúng ta, coi như không tệ, tất cả khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh, nhưng trong ý niệm vì chúng sanh vẫn còn trộn lẫn lợi ích của riêng mình, như thế là sai lầm, nó sẽ phá hỏng công đức thanh tịnh, nên hiệu quả đạt được không cao. Bởi thế học Phật không thể không đọc kinh, học kinh điển cốt yếu là ở chỗ thành tâm, tâm cung kính, tâm thiết tha để thấy được việc dụng tâm của chư Phật Bồ tát, phương pháp tu tập và tâm thái của các ngài. Khi đã hiểu được thì chúng ta sẽ học tập dần dần. Nếu không hiểu rõ thì chúng ta sẽ học tập ra sao. Vì thế đọc kinh, nghe giảng, điều kiêng kị nhất là cỡi ngựa xem hoa.
Quí vị xem học sinh ở một số trường ngày nay, khi lên lớp quan sát thái độ của họ: hời hợt! Đa phần là như thế. Không thấy học sinh nào thực sự định tâm, chăm chú vào lớp học, không thấy. Tâm họ tâm vọng động. Nghe một tiếng động nhỏ ngoài giảng đường, tất cả mọi học sinh đều quay đầu nhìn ra, tâm hồn đều bay hết đi đâu. Những học sinh như thế làm sao thành công được.

Đây là điều chư vị tại gia đồng học tu Tịnh Độ tông của chúng ta phải nghiêm khắc chấp hành. Tam qui, ngũ giới, thập thiện, phải dùng nghiêm trì giới luật để đối trị. Bởi vì quí vị không giữ được tam quy, ngũ giới, thập thiện, thì niệm Phật có vãng sanh được không? Thật lòng mà nói: không thể vãng sanh. Nói bạn có thể vãng sanh, có thể vãng sanh, đó chính là lời khích lệ, không phải thật. Thầy Lý nói lời chân thật với chúng ta. Quí vị xem, bạn bè trong Liên Xã của Đài Trung là học trò của thầy, theo Thầy Lý đã mấy mươi năm rồi, Thầy Lý sáng lập ra Liên Xã tại Đài Trung đến lúc vãng sanh 38 năm, theo thầy thời gian dài như vậy, có thể vãng sanh không? Không thể vãng sanh. Ngày ngày được thầy giáo huấn, nhưng nhận sự giáo huấn rồi không tu, không làm. Ngày ngày giảng, ngày ngày nghe, thầy có thể nói, nhưng họ làm không được, vẫn còn tham sân si, vậy thì còn cách gì? Những pháp đối trị này, Thầy Lý 38 năm không biết đã giảng bao nhiêu lần rồi. Tôi ở Đài Trung mười năm, nghe không những chỉ vài lần. Quí vị không làm thì chẳng còn cách gì cả. Thầy chỉ có thể khuyên quí vị, nghe hiểu hay không hiểu là việc của quí vị. Sau khi nghe rồi chịu làm hay không, cũng là việc của quí vị, không liên quan gì đến Thầy giáo, không liên quan đến Phật Bồ Tát. Cuối cùng tự làm tự chịu. Thế giới ngày này nói dân chủ, cởi mở, tự do, không ai có thể can thiệp đến ai, cha mẹ không thể dạy con cái, nó không tiếp nhận; thầy giáo không thể dạy học trò, đây là thế giới gì vậy ?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment