Quý vị chẳng có Giới- Định- Huệ.Thầy Lý thường nói quý vị đáng sanh tử ra sao thì vẫn sanh tử như

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
Người phàm đến thế gian để cầu tiếng tăm, lợi dưỡng, đến hưởng thụ sự vui sướng do ngũ dục lục trần, đến làm những chuyện ấy. Vì thế, đức Phật dạy “lấy khổ làm thầy” vô cùng hữu lý. Thật sự có thể chịu khổ, nhẫn nhục, người ấy mới có thành tựu. Người ấy nhất định thành tựu giới luật, giới luật nhằm mục tiêu nào? Mục tiêu của giới luật là tâm thanh tịnh. Chỉ có trì giới quý vị mới có thể khôi phục cái tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là Thiền Định. Có công phu định lực đạt đến độ sâu nhất định, trí huệ sẽ khai.

Đối với Thiền Định, quý vị phải biết, hễ chúng ta nói đến Thiền Định, trong đầu mọi người đều nghĩ đến quan niệm: Ngồi xếp bằng, nhìn vào vách thì gọi là “tham Thiền”’; đó là phương pháp sơ học trong Thiền Tông. Quý vị phải hiểu Thiền Định theo nghĩa rộng, đừng hiểu theo nghĩa hẹp. Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều là Thiền Định, phương pháp tu học Thiền Định khác nhau, đường lối khác nhau, nên gọi là pháp môn! Nếu chẳng phải là tu Thiền Định, sẽ chẳng phải là Phật pháp. Nếu là tu Thiền Định thì gọi là Phật pháp. Nay Tịnh Độ Tông chúng ta dùng phương pháp gì để tu Thiền Định? Nay chúng ta dùng một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, dùng phương pháp chấp trì danh hiệu để tu Thiền Định. Cách tu ra sao? Trước hết, quý vị phải hiểu Thiền Định nghĩa là gì? Giảng hai chữ Thiền Định theo cách nào? Thiền là gì? Định là gì? Ngoài chẳng chấp tướng là Thiền, trong chẳng động tâm là Định, toàn bộ tám vạn bốn ngàn pháp môn đều là tu phương pháp này! Chúng ta mới có một chút chấp trước, hoặc mới có một tí phân biệt, liền A Di Đà Phật! Tổ sư Tông Môn bảo: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm!” Thiền Định là giác, ý niệm mới dấy lên, bất luận thiện niệm hay ác niệm, hễ niệm dấy lên là trật rồi! Vì sao? Trong tâm thanh tịnh không có ý niệm. Ý niệm dấy lên thì làm sao? Trở về A Di Đà Phật, thảy đều quy vào A Di Đà Phật. Tới Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật cũng không có, quý vị sẽ minh tâm kiến tánh. Đây là dùng một niệm để xóa trừ tất cả những niệm khác. Tịnh Tông dùng phương pháp này, nên gọi là Niệm Phật. Dùng phương pháp Niệm Phật để đạt đến minh tâm kiến tánh, đạt tới đại triệt đại ngộ.

Bất luận pháp môn nào, Tịnh Tông chẳng phải là ngoại lệ, mục tiêu cuối cùng là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Vì vậy, trong kinh Bát Nhã, đức Phật đã dạy: “Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp”, lời này là thật, chẳng giả. Phương pháp khác nhau, nhưng phương hướng như nhau, mục tiêu giống nhau. Vì thế, không có giới thì làm sao được? Quý vị chẳng thể chịu khổ, sẽ chẳng thể trì giới. Quý vị chẳng thể trì giới sẽ không thể đắc Định; chẳng thể đắc Định, làm sao có thể khai Huệ? Vậy thì những điều quý vị mong cầu, nghiên cứu sẽ là Phật học, là pháp thế gian, chúng ta chớ nên không biết! Một bộ kinh A Di Đà có thể giúp quý vị tới Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong thế gian này, quý vị thông minh, hiếu học, nghiên cứu thấu suốt Tam Tạng mười hai bộ kinh của Thích Ca Mâu Ni Phật, học thuộc nhuyễn nhừ, nhưng không có giới! Không có giới, nói đến chữ này, quý vị phải hiểu: Quý vị chẳng có Giới - Định - Huệ. Vì lẽ đó, trước kia, thầy Lý thường nói: Trong lục đạo luân hồi, quý vị đáng sanh tử ra sao thì vẫn sanh tử như thế ấy, chẳng có một tí xíu biện pháp nào! Chớ nên xem thường những ông già, bà cả, chẳng thể khi dễ họ! Họ do một bộ kinh Di Đà, một câu A Di Đà Phật, niệm vài chục năm, khi lâm chung, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, biết trước lúc mất. Đó là gì? Giới - Định - Huệ thành tựu, họ dùng được! Họ tới Tây Phương Cực Lạc thế giới làm Phật, còn quý vị vẫn luân hồi trong lục đạo!
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment