TĐ:3652-Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni đắng miệng nhọc lòng khuyên chúng ta cầu sanh thế giới Cực Lạc ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
TĐ:3652-Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni đắng miệng nhọc lòng khuyên chúng ta cầu sanh thế giới Cực Lạc phương tây?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 469
*Thời gian từ: 00h49:58:01 – 00h55:32:29
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Vô lượng vô biên đều là bản thân quý vị có, không phải có được từ bên ngoài. Cho nên Phật giáo cầu từ bên trong, không cầu bên ngoài, ở bên ngoài tìm không ra, cầu trí huệ, cầu năng lực, cầu đạo đức, cầu tướng hảo, đều tìm trong tự tánh, minh tâm kiến tánh thì nó hoàn toàn xuất hiện. Cho nên đức Phật nói: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, không sai chút nào, chỉ là mê ngộ bất đồng mà thôi, phàm phu là mê thất tự tánh. Nói cách khác gọi là Phật mê mờ, nếu họ phá mê khai ngộ, thì hoàn toàn giống như chư Phật Như Lai.
Phật A Di Đà có thể kiến lập thế giới Cực Lạc, mỗi vị Phật đều có thể kiến lập, đây là thật không phải giả. Thế giới Cực Lạc vô cùng vô tận, do Phật A Di Đà kiến lập nên, mười phương chư Phật có cần kiến lập không? Không cần. Đệ tử của chư Phật Như Lai đến cuối cùng, học tập đến cuối cùng, chư Phật Như Lai đều khuyên đệ tử của mình sanh về thế giới Cực Lạc, học tập với Phật A Di Đà, hầu như không có ngoại lệ, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như vậy, tận tâm tận lực khuyên chúng ta cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Vì sao? Vì nơi đó là lớp bảo đảm, ở chổ khác học tập rất vất vả, thời gian rất dài. Đến thế giới Cực Lạc thời gian tu hành được rút ngắn thời gian, vả lại thành tựu rất nhanh. Đây là thật sự đạt được sự giúp đỡ của Phật A Di Đà, ngài là một vị thầy giáo giỏi, chư Phật Như Lai chẳng ai không tán thán Ngài.
Cho nên chúng sanh ở đó hầu như ngày nào cũng đi thăm viếng quốc độ chư Phật trong 10 phương, bản thân mình ở trong giảng đường của Phật A Di Đà bất động, vẫn đang nghe kinh, phân thân của họ có thể phân thành vô lượng vô biên thân, quốc độ của mười phương chư Phật họ đều đến. Cúng dường Phật, mang theo lễ vật, lễ vật không cần chuẩn bị, muốn thứ gì thì đã có trên tay rồi. Cúng Phật là tu phước, nghe pháp là tu huệ. Chúng ta ở thế giới này, gặp được một vị thiện tri thức rất là khó. Đến thế giới Cực Lạc mỗi ngày có thể thăm viếng chư Phật Như Lai trong mười phương. Dựa vào điểm này, chúng ta nên đến thế giới Cực Lạc sớm hơn một chút. Các quốc độ chư Phật khác không làm được, quốc độ chư Phật khác phải đến lúc nào quý vị mới có tư cách “bình đẳng du ư thập phương Phật sát”? Trình độ nào? Phải đại triệt đại ngộ. Chưa đại triệt đại ngộ thì phải theo thầy, không được rời xa thầy. Như Thiện Tài Đồng tử 53 lần tham vấn trong Kinh Hoa Nghiêm, nó có điều kiện. Thầy của Thiện Tài là Bồ Tát Văn Thù, ở trong hội Văn Thù ông chứng đắc căn bản trí, đắc căn bản trí tức là minh tâm kiến tánh, tức là đại triệt đại ngộ, giống như đại sư Huệ Năng vậy. Có điều kiện này quý vị mới được ra ngoài tham học, vì sao? Vì quý vị đã có năng lực phân biệt chân giả, chánh tà, thị phi, quý vị mới có năng lực phân biệt. Quý vị không có năng lực này, quý vị ra học bên ngoài, quý vị gặp yêu ma quỷ quái thì làm sao?

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment