Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 5 - 6
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Tám vạn bốn ngàn pháp môn chẳng có đới nghiệp, chỉ có pháp môn này cho phép quý vị đới nghiệp vãng sanh..
Đây là lý do vì sao Thích Ca, Di Đà khuyên chúng ta vãng sanh, chư Phật trong mười phương thế giới cũng khuyên chúng ta vãng sanh, đạo lý ở chỗ này. Nếu trong một đời này, chúng ta chẳng thể vãng sanh, làm sao xứng với Phật Thích Ca? Làm sao xứng với Phật Di Đà? Làm sao xứng với mười phương chư Phật? Những câu này, câu nào cũng đều là lời chân thật.
Nếu hơi có một chút chấp trước, chấp trước gì vậy? Ta mong khống chế nó, toan chiếm hữu nó; hễ có ý niệm như thế, tứ thánh pháp giới chẳng còn nữa, không thấy nữa, lại xuất hiện gì? Lục đạo luân hồi xuất hiện. Lục đạo do đâu mà có? Do chấp trước! Do vậy, trong lục đạo, toàn bộ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có. Trong tứ thánh pháp giới, có vọng tưởng, có phân biệt, nhưng chẳng có chấp trước.
Trong Nhất Chân pháp giới của các cõi Phật, có vọng tưởng, nhưng không có phân biệt và chấp trước. Chấp trước hại chết người ! Vì sao quý vị sống trong thế gian khổ sở như thế ? Do chấp trước. Chấp trước chẳng còn nữa, trong thế gian này, quý vị sẽ sung sướng, chẳng khổ sở, lìa khổ, được sướng. Câu tiếp theo là tâm này làm Phật quá quan trọng ! Vì sao quý vị chẳng niệm Phật ? Niệm Phật được tự tại, niệm Phật được tương ứng, càng niệm càng hoan hỷ, càng niệm càng sung sướng, biết vạn sự vạn pháp trong khắp pháp giới hư không giới và chính mình là nhất thể; quý vị bèn chứng đắc hai câu tâm này là Phật, tâm này làm Phậ, đó chính là cảnh giới của quý vị.
Người ấy vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đối với bốn cõi, sẽ sanh trong cõi nào? Sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, hoa nở, thấy Phật, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, đó là gì? Là một vị A Duy Việt Trí Bồ Tát thật sự, chẳng giả tí nào! Nếu chưa nhập cảnh giới này, vẫn có thể vãng sanh, thường gọi là đới nghiệp vãng sanh, pháp môn này thù thắng khôn sánh! Tám vạn bốn ngàn pháp môn chẳng có đới nghiệp, chỉ có pháp môn này cho phép quý vị đới nghiệp vãng sanh, sanh về cõi Phương Tiện hay cõi Đồng Cư của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong thế giới của chúng ta, cõi Đồng Cư là lục đạo, cõi Phương Tiện là tứ thánh pháp giới.
Nhưng cõi Đồng Cư và Phương Tiện trong thế giới Tây Phương không giống với thế giới của chúng ta. Ở nơi đây thế giới Sa Bà, chúng ta có chướng ngại; thứ bậc khác nhau sẽ chẳng thấy được cảnh giới của các cõi Tịnh Độ khác. Tây Phương Cực Lạc thế giới là thế giới bình đẳng, không có chướng ngại. Điều này giống như gì? Chúng ta học tập trong nhà trường, Tiểu Học và Trung Học chẳng ở chung trong một trường, học trò Tiểu Học chẳng thể đến trường Trung Học; mà học trò Trung Học cũng chẳng thể đến học trong trường Tiểu Học. Trong Tiểu Học, còn có các lớp khác nhau; những trò cùng một lớp sẽ học chung với nhau. Nếu khác lớp, tuy là bạn đồng học, chẳng thường gặp mặt, chẳng cùng lên lớp với nhau.
Thế giới Cực Lạc rất đặc biệt, Tiểu Học, Trung Học, Đại Học cùng nghe giảng trong một phòng học; cho nên gặp mặt mỗi ngày, thật sự là đồng học. Học trò lớp Một, lớp Hai Tiểu Học cùng học với các đàn anh sinh viên Đại Học năm thứ nhất, năm thứ hai thuộc hệ nghiên cứu sinh, gọi nhau là huynh đệ hay đồng học, gặp mặt mỗi ngày. Đấy là chỗ chẳng thể nghĩ bàn của thế giới Cực Lạc. Mười phương thế giới không có trạng huống và tình hình này, thù thắng lắm! Do vậy, thế giới Cực Lạc là sanh vào một, là sanh hết thảy. Quý vị sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, gần như cũng đồng thời sanh vào cõi Phương Tiện và cõi Thật Báo.
Đây là lý do vì sao Thích Ca, Di Đà khuyên chúng ta vãng sanh, chư Phật trong mười phương thế giới cũng khuyên chúng ta vãng sanh, đạo lý ở chỗ này. Nếu trong một đời này, chúng ta chẳng thể vãng sanh, làm sao xứng với Phật Thích Ca? Làm sao xứng với Phật Di Đà? Làm sao xứng với mười phương chư Phật? Những câu này, câu nào cũng đều là lời chân thật. Vì thế, hai câu nói tâm này là Phật, tâm này làm Phật đã nói trọn hết những nghĩa lý tinh vi của pháp môn Tịnh Độ.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Tám vạn bốn ngàn pháp môn chẳng có đới nghiệp, chỉ có pháp môn này cho phép quý vị đới nghiệp vãng sanh..
Đây là lý do vì sao Thích Ca, Di Đà khuyên chúng ta vãng sanh, chư Phật trong mười phương thế giới cũng khuyên chúng ta vãng sanh, đạo lý ở chỗ này. Nếu trong một đời này, chúng ta chẳng thể vãng sanh, làm sao xứng với Phật Thích Ca? Làm sao xứng với Phật Di Đà? Làm sao xứng với mười phương chư Phật? Những câu này, câu nào cũng đều là lời chân thật.
Nếu hơi có một chút chấp trước, chấp trước gì vậy? Ta mong khống chế nó, toan chiếm hữu nó; hễ có ý niệm như thế, tứ thánh pháp giới chẳng còn nữa, không thấy nữa, lại xuất hiện gì? Lục đạo luân hồi xuất hiện. Lục đạo do đâu mà có? Do chấp trước! Do vậy, trong lục đạo, toàn bộ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có. Trong tứ thánh pháp giới, có vọng tưởng, có phân biệt, nhưng chẳng có chấp trước.
Trong Nhất Chân pháp giới của các cõi Phật, có vọng tưởng, nhưng không có phân biệt và chấp trước. Chấp trước hại chết người ! Vì sao quý vị sống trong thế gian khổ sở như thế ? Do chấp trước. Chấp trước chẳng còn nữa, trong thế gian này, quý vị sẽ sung sướng, chẳng khổ sở, lìa khổ, được sướng. Câu tiếp theo là tâm này làm Phật quá quan trọng ! Vì sao quý vị chẳng niệm Phật ? Niệm Phật được tự tại, niệm Phật được tương ứng, càng niệm càng hoan hỷ, càng niệm càng sung sướng, biết vạn sự vạn pháp trong khắp pháp giới hư không giới và chính mình là nhất thể; quý vị bèn chứng đắc hai câu tâm này là Phật, tâm này làm Phậ, đó chính là cảnh giới của quý vị.
Người ấy vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đối với bốn cõi, sẽ sanh trong cõi nào? Sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, hoa nở, thấy Phật, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, đó là gì? Là một vị A Duy Việt Trí Bồ Tát thật sự, chẳng giả tí nào! Nếu chưa nhập cảnh giới này, vẫn có thể vãng sanh, thường gọi là đới nghiệp vãng sanh, pháp môn này thù thắng khôn sánh! Tám vạn bốn ngàn pháp môn chẳng có đới nghiệp, chỉ có pháp môn này cho phép quý vị đới nghiệp vãng sanh, sanh về cõi Phương Tiện hay cõi Đồng Cư của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong thế giới của chúng ta, cõi Đồng Cư là lục đạo, cõi Phương Tiện là tứ thánh pháp giới.
Nhưng cõi Đồng Cư và Phương Tiện trong thế giới Tây Phương không giống với thế giới của chúng ta. Ở nơi đây thế giới Sa Bà, chúng ta có chướng ngại; thứ bậc khác nhau sẽ chẳng thấy được cảnh giới của các cõi Tịnh Độ khác. Tây Phương Cực Lạc thế giới là thế giới bình đẳng, không có chướng ngại. Điều này giống như gì? Chúng ta học tập trong nhà trường, Tiểu Học và Trung Học chẳng ở chung trong một trường, học trò Tiểu Học chẳng thể đến trường Trung Học; mà học trò Trung Học cũng chẳng thể đến học trong trường Tiểu Học. Trong Tiểu Học, còn có các lớp khác nhau; những trò cùng một lớp sẽ học chung với nhau. Nếu khác lớp, tuy là bạn đồng học, chẳng thường gặp mặt, chẳng cùng lên lớp với nhau.
Thế giới Cực Lạc rất đặc biệt, Tiểu Học, Trung Học, Đại Học cùng nghe giảng trong một phòng học; cho nên gặp mặt mỗi ngày, thật sự là đồng học. Học trò lớp Một, lớp Hai Tiểu Học cùng học với các đàn anh sinh viên Đại Học năm thứ nhất, năm thứ hai thuộc hệ nghiên cứu sinh, gọi nhau là huynh đệ hay đồng học, gặp mặt mỗi ngày. Đấy là chỗ chẳng thể nghĩ bàn của thế giới Cực Lạc. Mười phương thế giới không có trạng huống và tình hình này, thù thắng lắm! Do vậy, thế giới Cực Lạc là sanh vào một, là sanh hết thảy. Quý vị sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, gần như cũng đồng thời sanh vào cõi Phương Tiện và cõi Thật Báo.
Đây là lý do vì sao Thích Ca, Di Đà khuyên chúng ta vãng sanh, chư Phật trong mười phương thế giới cũng khuyên chúng ta vãng sanh, đạo lý ở chỗ này. Nếu trong một đời này, chúng ta chẳng thể vãng sanh, làm sao xứng với Phật Thích Ca? Làm sao xứng với Phật Di Đà? Làm sao xứng với mười phương chư Phật? Những câu này, câu nào cũng đều là lời chân thật. Vì thế, hai câu nói tâm này là Phật, tâm này làm Phật đã nói trọn hết những nghĩa lý tinh vi của pháp môn Tịnh Độ.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments