Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 385
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Niệm danh hiệu Phật. Phương pháp niệm Phật cả đời của Ấn Quang đại sư là đếm số, ngài không dùng chuỗi hạt. Ngài bảo chúng ta nếu lần tràng hạt niệm Phật thì dễ phân tâm. Một mặt niệm, mặt khác động tay, phân tâm. Ngài dùng tâm để thầm nhẩm đếm.
Chỉ tính đến một đến mười, niệm rất chậm. Chúng tôi đã nghe tiếng niệm Phật của ngài qua băng ghi âm: Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Niệm 6 tiếng hay 4 tiếng cũng được. 4 tiếng thì: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Niệm hết sức rõ. Ba cái rõ cực kỳ quan trọng. Tai nghe rõ thì phải để ý nghe, tập trung sức chú ý vào đó, tạp niệm bên ngoài sẽ không vào được. Số nhớ thật rõ: niệm danh hiệu Phật này là tiếng thứ mấy trong một câu niệm? Đếm hết sức rõ ràng, rành mạch. Đếm xong một lần từ 1-10 thì lại bắt đầu từ 1 đến 10, cứ thế mà niệm.
Đừng niệm mười một , 12,,13… Đếm nhiều hơn lại chẳng thể nhiếp tâm. Cách đếm từ 1-10 danh hiệu Phật này nhiếp tâm cực kỳ. Nếu mới tập niệm từ 1-10 niệm có khó khăn, phía sau dễ quên mất số, tạp niệm xen vào. Có tạp niệm thì không tính, phải niệm lại từ đầu. Dùng phương pháp này: chia làm 2 phần. 5 câu: 1 , 2, 3 , 4, 5, phía sau thì 6, 7, 8, 9, 10, cứ thế mà nhớ. Mà nếu còn khó thì chia làm ba phần: ba , ba , 4. Niệm 1 , 2, 3 rồi 4, 5, 6, rồi 7, 8, 9, 10. Đếm như vậy thì hết sức rõ và tạp niệm không xen vào được. Hồ Tiểu Lâm dùng cách này niệm suốt 4 tháng, hết sức hiệu quả. Trước kia ông niệm luôn bị tạp niệm, giờ tạp niệm chẳng còn. Nhiếp tâm được thật rồi, mừng quá! Hồ Cư Sĩ học theo. Niệm được 2, ba ngày bèn bảo tôi: có hiệu quả thật. Trước kia cô ấy cũng bị đau đầu do suy nghĩ vọng niệm quá nhiều nên không bao giờ niệm tốt được. Giờ dùng phương pháp này thì ổn rồi. Đấy là cách của Ấn Quang Đại Sư và ngài cũng đã thi hiện cho ta thấy. Hiện nay ta nghiệp chướng nặng nề, vọng niệm nhiều, sức dụ hoặc của hoàn cảnh xung quanh quá lớn. Chắc chỉ còn phương pháp này hữu hiệu, những cách khác đều khó. Mọi người cứ thử xem sao. CD của Hồ Tiểu Lâm được Giáo Dục Phật Đà Hiệp Hội Hồng Kông phát hành. Đấy là ức Phật, niệm Phật.
Bên dưới: “quy y giả, vị thân tâm quy hướng, y chỉ bất xả”. Quy là quay đầu lại, y là nương tựa. Những người trên tuổi trung niên đều cảm nhận sâu sắc. Đời người ngắn ngủi, biết nương tựa vào ai? Dựa vào ai cũng không ổn, dựa vào chính mình lại càng không được. Chính mình chẳng có lòng tin. Đức Thế Tôn bảo ta chỉ có cách duy nhất là nương tựa Phật. Đức Thế Tôn bảo ta nương tựa Phật laf nương tựa vào tự tánh Phật. Điều này nói ra rất trừu tượng. Tự tánh Phật ở đâu? Phẩm dưới đây có giải thích tường tận. Chúng ta không đạt được cảnh giới này thì ta nương tựa Phật A Di Đà. Đây cũng là điều Phật Thích Ca Mâu Ni dạy ta. Niệm niệm quy hướng A Di Đà Phật.
Cả đời tôi chỉ có một phương hướng, một mục tiêu. Một phương hướng là thế giới tây phương Cực Lạc, một mục tiêu là thân cận Phật A Di Đà. Trước khi đến được đó thì Kinh Vô Lượng Thọ chính là Phật A Di Đà. Đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ chính là thân cận Phật A Di Đà. Niệm Phật phải nhiếp tâm, đọc kinh cũng phải nhiếp tâm. Nếu quí vị không chuyên tâm thì khi đọc kinh cũng sẽ có tạp niệm. Căn tanhs chúng sanh chẳng giống nhau, chúng ta nhiếp tâm khi đọc kinh dễ hơn khi niệm Phật. Niệm Phật thì chỉ một câu danh hiệu Phật nên tạp niệm dễ xen vào quấy nhiễu. Nhưng khi đọc kinh hễ tạp niệm thì sẽ đọc sai nên nhất định phải chuyên tâm. Dùng cách đọc kinh theo tôi rất tiện dụng, nhất là với những người tri thức.
Năm xưa Đức Thế Tôn khi còn tại thế rõ ràng độ chúng sinh là thành phần trí thức. 49 năm giảng kinh nói pháp, ngài không xây một niệm Phật đường để mọi người cùng tu một chỗ, cũng chẳng tạo một thiền đường để tất cả cũng ngồi tham thiền. Chỉ có giảng đường. Cho nên thân tâm quy hướng, nương vào đó không buông. Chúng ta nương tựa Phật A Di Đà thì rất ổn.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Niệm danh hiệu Phật. Phương pháp niệm Phật cả đời của Ấn Quang đại sư là đếm số, ngài không dùng chuỗi hạt. Ngài bảo chúng ta nếu lần tràng hạt niệm Phật thì dễ phân tâm. Một mặt niệm, mặt khác động tay, phân tâm. Ngài dùng tâm để thầm nhẩm đếm.
Chỉ tính đến một đến mười, niệm rất chậm. Chúng tôi đã nghe tiếng niệm Phật của ngài qua băng ghi âm: Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Niệm 6 tiếng hay 4 tiếng cũng được. 4 tiếng thì: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Niệm hết sức rõ. Ba cái rõ cực kỳ quan trọng. Tai nghe rõ thì phải để ý nghe, tập trung sức chú ý vào đó, tạp niệm bên ngoài sẽ không vào được. Số nhớ thật rõ: niệm danh hiệu Phật này là tiếng thứ mấy trong một câu niệm? Đếm hết sức rõ ràng, rành mạch. Đếm xong một lần từ 1-10 thì lại bắt đầu từ 1 đến 10, cứ thế mà niệm.
Đừng niệm mười một , 12,,13… Đếm nhiều hơn lại chẳng thể nhiếp tâm. Cách đếm từ 1-10 danh hiệu Phật này nhiếp tâm cực kỳ. Nếu mới tập niệm từ 1-10 niệm có khó khăn, phía sau dễ quên mất số, tạp niệm xen vào. Có tạp niệm thì không tính, phải niệm lại từ đầu. Dùng phương pháp này: chia làm 2 phần. 5 câu: 1 , 2, 3 , 4, 5, phía sau thì 6, 7, 8, 9, 10, cứ thế mà nhớ. Mà nếu còn khó thì chia làm ba phần: ba , ba , 4. Niệm 1 , 2, 3 rồi 4, 5, 6, rồi 7, 8, 9, 10. Đếm như vậy thì hết sức rõ và tạp niệm không xen vào được. Hồ Tiểu Lâm dùng cách này niệm suốt 4 tháng, hết sức hiệu quả. Trước kia ông niệm luôn bị tạp niệm, giờ tạp niệm chẳng còn. Nhiếp tâm được thật rồi, mừng quá! Hồ Cư Sĩ học theo. Niệm được 2, ba ngày bèn bảo tôi: có hiệu quả thật. Trước kia cô ấy cũng bị đau đầu do suy nghĩ vọng niệm quá nhiều nên không bao giờ niệm tốt được. Giờ dùng phương pháp này thì ổn rồi. Đấy là cách của Ấn Quang Đại Sư và ngài cũng đã thi hiện cho ta thấy. Hiện nay ta nghiệp chướng nặng nề, vọng niệm nhiều, sức dụ hoặc của hoàn cảnh xung quanh quá lớn. Chắc chỉ còn phương pháp này hữu hiệu, những cách khác đều khó. Mọi người cứ thử xem sao. CD của Hồ Tiểu Lâm được Giáo Dục Phật Đà Hiệp Hội Hồng Kông phát hành. Đấy là ức Phật, niệm Phật.
Bên dưới: “quy y giả, vị thân tâm quy hướng, y chỉ bất xả”. Quy là quay đầu lại, y là nương tựa. Những người trên tuổi trung niên đều cảm nhận sâu sắc. Đời người ngắn ngủi, biết nương tựa vào ai? Dựa vào ai cũng không ổn, dựa vào chính mình lại càng không được. Chính mình chẳng có lòng tin. Đức Thế Tôn bảo ta chỉ có cách duy nhất là nương tựa Phật. Đức Thế Tôn bảo ta nương tựa Phật laf nương tựa vào tự tánh Phật. Điều này nói ra rất trừu tượng. Tự tánh Phật ở đâu? Phẩm dưới đây có giải thích tường tận. Chúng ta không đạt được cảnh giới này thì ta nương tựa Phật A Di Đà. Đây cũng là điều Phật Thích Ca Mâu Ni dạy ta. Niệm niệm quy hướng A Di Đà Phật.
Cả đời tôi chỉ có một phương hướng, một mục tiêu. Một phương hướng là thế giới tây phương Cực Lạc, một mục tiêu là thân cận Phật A Di Đà. Trước khi đến được đó thì Kinh Vô Lượng Thọ chính là Phật A Di Đà. Đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ chính là thân cận Phật A Di Đà. Niệm Phật phải nhiếp tâm, đọc kinh cũng phải nhiếp tâm. Nếu quí vị không chuyên tâm thì khi đọc kinh cũng sẽ có tạp niệm. Căn tanhs chúng sanh chẳng giống nhau, chúng ta nhiếp tâm khi đọc kinh dễ hơn khi niệm Phật. Niệm Phật thì chỉ một câu danh hiệu Phật nên tạp niệm dễ xen vào quấy nhiễu. Nhưng khi đọc kinh hễ tạp niệm thì sẽ đọc sai nên nhất định phải chuyên tâm. Dùng cách đọc kinh theo tôi rất tiện dụng, nhất là với những người tri thức.
Năm xưa Đức Thế Tôn khi còn tại thế rõ ràng độ chúng sinh là thành phần trí thức. 49 năm giảng kinh nói pháp, ngài không xây một niệm Phật đường để mọi người cùng tu một chỗ, cũng chẳng tạo một thiền đường để tất cả cũng ngồi tham thiền. Chỉ có giảng đường. Cho nên thân tâm quy hướng, nương vào đó không buông. Chúng ta nương tựa Phật A Di Đà thì rất ổn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments