Phàm là người niệm Phật, niệm rất tốt, mà không thể vãng sanh. Vì Họ còn tham luyến năm dục sáu trần

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 392
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Tất cả tội nghiệp đều là tình dục tạo nên, thứ này là gốc rể, phải nhổ sạch tận gốc rể. Sau đó cần phải chánh niệm, không những phải chánh niệm, mà phải chánh niệm thâm sâu, tin thật, hiểu thật và thật sự hành trì. Dùng lời kinh này để nói, chính là phát tâm bồ đề nhất hướng chuyên niệm. Một phương hướng, một mục tiêu, cuộc đời chúng ta không nên băn khoăn cho mình, không nên nghĩ đến người nhà của mình. Vì sao? Đây đều là giả! Quá xem trọng thân thể, quá xem trọng nhà của quý vị, thì quý vị đã mê, quý vị mê quá nặng. Đến bao giờ mới ngóc đầu lên được? Thật sự học Phật. Lúc giảng kinh tôi thường nói: chúng ta sống ở thế gian chỉ có một ngày hôm nay, còn ngày mai? Không có ngày mai, thọ mạng của chúng ta chỉ có một ngày, ngày hôm nay chúng ta nên làm việc gì, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đều rất rõ ràng, không cần người khác nói.
Chúng ta chỉ có thời gian một ngày, thời gian một ngày này của chúng ta phải siêng năng niệm A Di Đà Phật, chúng ta muốn đi đến thế giới Cực Lạc. Không cần thân này nữa, cuộc sống ở thế gian tất cả các thứ phụ thuộc càng không liên quan, hà tất lưu luyến nó? Cái gì cũng không lưu luyến, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật chỉ có thế giới Cực Lạc, đâu có đạo lí nào không vãng sanh!
Trong kinh điển đại thừa đức Phật thường dạy “hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh”, tâm tưởng của tôi hôm nay chính là A Di Đà Phật, chính là thế giới Cực Lạc, ngoài cái này ra thì không còn cái gì khác. Thực sự là niệm niệm cầu vãng sanh, không muốn sống nơi này, thân thể này còn ở nơi này, ở một ngày thì sao? Ở một ngày thì hành trì một ngày. Là dựa vào cách làm này của chúng ta, đây chính là làm tấm gương tốt cho mọi người. Cách niệm Phật phải như vậy, cách học Phật phải như vậy thì quá hay.
Còn tham luyến thế gian, tham luyên tự thân, tham luyến bản thân và gia đình. Như vậy là luân hồi trong sáu nẻo, chứ không phải học Phật, đạo lí này không thể không hiểu. Không hiểu thì đã sai cả một đời, đời này chỉ kết duyên với A Di Đà Phật, chứ không thể vãng sanh

Chúng ta nguyện thật, thật muốn được sanh ngay trong đời này, thì duyên này đã chín mùi. Nói cách khác, đối với thế giới hiện tiền này của chúng ta chắc chắn không thể có mảy may chấp trước, phải triệt để buông xả. Phàm là người niệm Phật, niệm rất tốt, lâm chung không thể vãng sanh, nguyên nhân là vì sao ? Họ chưa đoạn tình chấp, họ còn tham luyến năm dục sáu trần của thế gian này, chưa buông được. Điều này rất phiền phức!
Chúng ta chỉ cần lĩnh lặng để quan sát, người thực sự vãng sanh tuyệt đại đa số là gì? Người nghèo. Họ ở trong xã hội này không có địa vị không có của cải, sống cuộc sống khổ cực. Khổ của thế gian này, khổ của Ta Bà, họ thật sự đã nếm đủ, thật không muốn chịu khổ thêm nửa, họ thật muốn đi, cho nên họ đã đi được, lúc vãng sanh đoan tướng hy hữu (hiếm có). Người giàu có học Phật, ngược lại lúc đi thật rất khó khăn, chưa hẳn vãng sanh, Vì sao? Tham luyến thế gian này, thế giới này rất tốt, rất hay, còn không nỡ rời xa, đây chính là người giàu không sánh được với người nghèo.
Người nghèo hiện tại khổ, nhưng tương lai được vui, đến thế giới Cực Lạc để được lạc. Người giàu có hiện tại hưởng lạc, tương lai phải xoay vần trong sáu nẻo, không cách gì đến được thế giới Cực Lạc ngay trong đời này, đạo lí này nhất định phải hiểu, điều này chúng ta nhất định phải thận trọng để xử lí. Hay nói cách khác, phải niệm niệm buông xả được. Cuộc sống giàu có hay không không quan trọng, có thì hưởng thụ không nên để ở trong tâm. Để ở trong tâm, có lạc thọ thì hỏng rồi, có cảm giác hưởng lạc là sai, vì sao? Quý vị đã tạo nghiệp. Hưởng thọ, biết đây là khổ, đây là không, cũng chính là khổ không vô thương mà trong kinh Phật thường nói. Thấy được tất cả hưởng thọ đều là khổ không vô thường, thì tâm của quý vị đã không nhiễm, đây gọi là chân tu hành. Thật tu không nhất định phải buông xả trên mặt sự, trên sự buông xả là một loại tăng thượng duyên rất nặng của nghiệp chướng. Giống như Phật Thích Ca Mâu Ni vì chúng ta mà thị hiện, tuyệt đại đa số người giàu không buông được, chính là niềm vui của họ, họ hưởng lạc của lạc thọ, họ cho rằng có khoái lạc.
Phật nói ba cõi đều khổ, tám khổ là khổ khổ, khi hưởng thọ quý vị phải hiểu được hoại khổ. Quý vị không thể hưởng thụ mãi mãi, sẽ có một ngày quý vị phải buông xả, quý vị buông xả thì cảm thấy vô cùng đau khổ. Quý vị bình thường thì hiểu được, kiểu hưởng thọ này là giả vậy, không phải thật. Không để ở trong tâm, thì quý vị không bị ô nhiễm, đây gọi là chân tu hành, đây gọi là chân công phu. Phàm phu bậc cao, đây là chúng sanh của sáu nẻo, họ không cần Phật dạy bảo, họ cũng biết, họ liền giác ngộ, đây là đại phàm phu. Họ hiểu được khổ khổ, hoại khổ, cho nên tâm cảnh của họ thản nhiên vạn duyên buông xả. Từ bỏ cảm thọ khổ lạc ưu hỷ, họ đều tự nhiên, không để điều gì trong tâm, lấy tâm bình đẳng để gánh vác, người tu hành chân chánh
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment