Niệm Phật luyện công được không? Vì sao ngài Lý Bỉnh Nam nói: vạn người niệm Phật chỉ 2, 3 người vãng sanh? Do niềm tin không đủ, vẫn còn dao động, vẫn mong học thứ này, vẫn muốn học thứ kia, sự nhận biết chẳng đủ sâu. Nên cần phải nghe giảng kinh”
Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vì sao cầu sanh Tịnh Độ? Hy vọng đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thành tựu Phật quả rốt ráo ngay trong một đời. Đấy chính là “thăng vô thượng đường, an trụ bất động” đang nói ở đây! Đấy mới là đại sự bậc nhất trong đời người. Những thứ khác đều là “lông gà, vỏ tỏi” (chuyện vụn vặt) chẳng đáng nhắc tới! Các thứ thị hiện nhằm làm cho người thế gian thấy. Người thế gian chẳng biết luân lý, chẳng biết đạo đức, chẳng có đạo nghĩa, mà cũng chẳng hiểu nhân quả; do vậy, vẫn phải thị hiện đủ thứ cho bọn họ. Đó là chuyện kèm theo, điều quan trọng nhất là phải cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chuyện này nói dễ dàng, thực hiện khó khăn khôn sánh! Dẫu khó khăn, chẳng thể không làm! Làm từ nơi đâu? Phật, Bồ Tát từ bi tột bậc, trong thời kỳ Mạt Pháp, Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật đã vì chúng ta mở ra pháp môn phương tiện “đới nghiệp vãng sanh”, giúp chúng ta thành tựu trong một đời, từ bi cùng cực! Nếu chẳng có pháp môn này, trong các buổi giảng trước kia, tôi thường đề cập, Phật đã nói giỡn với chúng ta. Cớ sao là nói giỡn? Nhử mồi! Quý vị làm không được, chẳng phải là [đức Phật] đã nói uổng công ư? Có pháp môn này thì mới là từ bi chân thật. Nói ra đủ mọi pháp môn, khiến cho quý vị hâm mộ, nhưng thật sự làm không được; thế nhưng Ngài nói ra pháp môn này, quý vị liền biết ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn, hãy còn có một môn Phật pháp “thành tựu ngay trong một đời”. Chúng ta mới hiểu: Niệm Phật cầu vãng sanh là “thăng vô thượng đường”. Hiện thời, điều quan trọng nhất là chúng ta đối với pháp môn này phải “an trụ bất động”, quý vị mới có thành tựu. Niệm Phật mà còn ưa chuộng pháp môn khác, đó là xen tạp! Xen tạp, công phu sẽ chẳng thuần, chính mình lỡ làng cơ duyên quá tốt đẹp trong một đời này, quá đáng tiếc!
Có đồng tu ở phương Bắc kể với tôi, ở phương Bắc thịnh hành luyện công, hỏi tôi: “Niệm Phật có thể luyện công hay không? Luyện công có gây trở ngại cho niệm Phật hay không?” Chính quý vị hãy tự suy nghĩ, có trở ngại hay không? Nếu có trở ngại khiến cho quý vị phân tâm, tâm quý vị chẳng thể chuyên nhất, quý vị phải suy xét, rốt cuộc là học luyện công hay là học niệm Phật? Luyện công có chút hữu ích khiến cho thân thể khỏe mạnh, niệm Phật càng hữu ích cho sức khỏe. Vì sao? Quý vị đến hỏi tiến sĩ Giang Bổn Thắng của Nhật Bản, ông ta sẽ nói cho quý vị biết. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, những thứ khác đều chẳng có, mỗi tế bào, mỗi khí quan trên thân thể quý vị đều là hoàn mỹ nhất, cái thân thể ấy còn có thể chẳng khỏe mạnh ư? Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật thường dạy: “Cảnh chuyển theo tâm”. Tâm của quý vị biến thành A Di Đà Phật. A Di Đà Phật vô lượng quang thọ, A Di Đà Phật thân kim cang bất hoại, tâm đã là Phật tâm, lẽ nào thân chẳng phải là Phật thân? Quý vị hãy suy nghĩ đạo lý này! Còn có pháp môn nào có thể sánh bằng nó? Vì sao quý vị còn phải học chi khác? Đối với pháp môn này, quý vị chẳng có đủ tín tâm, vẫn còn mong tìm thứ khác để giúp đỡ, để phụ trợ. Sai mất rồi! Không cần thiết! Thứ gì cũng chẳng cần!
Trích từ tập 1514 – bộ giảng Kinh Hoa Nghiêm do Hòa thượng Thích Tịnh Không giảng. Nam Mô A Di Đà Phật
Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vì sao cầu sanh Tịnh Độ? Hy vọng đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thành tựu Phật quả rốt ráo ngay trong một đời. Đấy chính là “thăng vô thượng đường, an trụ bất động” đang nói ở đây! Đấy mới là đại sự bậc nhất trong đời người. Những thứ khác đều là “lông gà, vỏ tỏi” (chuyện vụn vặt) chẳng đáng nhắc tới! Các thứ thị hiện nhằm làm cho người thế gian thấy. Người thế gian chẳng biết luân lý, chẳng biết đạo đức, chẳng có đạo nghĩa, mà cũng chẳng hiểu nhân quả; do vậy, vẫn phải thị hiện đủ thứ cho bọn họ. Đó là chuyện kèm theo, điều quan trọng nhất là phải cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chuyện này nói dễ dàng, thực hiện khó khăn khôn sánh! Dẫu khó khăn, chẳng thể không làm! Làm từ nơi đâu? Phật, Bồ Tát từ bi tột bậc, trong thời kỳ Mạt Pháp, Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật đã vì chúng ta mở ra pháp môn phương tiện “đới nghiệp vãng sanh”, giúp chúng ta thành tựu trong một đời, từ bi cùng cực! Nếu chẳng có pháp môn này, trong các buổi giảng trước kia, tôi thường đề cập, Phật đã nói giỡn với chúng ta. Cớ sao là nói giỡn? Nhử mồi! Quý vị làm không được, chẳng phải là [đức Phật] đã nói uổng công ư? Có pháp môn này thì mới là từ bi chân thật. Nói ra đủ mọi pháp môn, khiến cho quý vị hâm mộ, nhưng thật sự làm không được; thế nhưng Ngài nói ra pháp môn này, quý vị liền biết ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn, hãy còn có một môn Phật pháp “thành tựu ngay trong một đời”. Chúng ta mới hiểu: Niệm Phật cầu vãng sanh là “thăng vô thượng đường”. Hiện thời, điều quan trọng nhất là chúng ta đối với pháp môn này phải “an trụ bất động”, quý vị mới có thành tựu. Niệm Phật mà còn ưa chuộng pháp môn khác, đó là xen tạp! Xen tạp, công phu sẽ chẳng thuần, chính mình lỡ làng cơ duyên quá tốt đẹp trong một đời này, quá đáng tiếc!
Có đồng tu ở phương Bắc kể với tôi, ở phương Bắc thịnh hành luyện công, hỏi tôi: “Niệm Phật có thể luyện công hay không? Luyện công có gây trở ngại cho niệm Phật hay không?” Chính quý vị hãy tự suy nghĩ, có trở ngại hay không? Nếu có trở ngại khiến cho quý vị phân tâm, tâm quý vị chẳng thể chuyên nhất, quý vị phải suy xét, rốt cuộc là học luyện công hay là học niệm Phật? Luyện công có chút hữu ích khiến cho thân thể khỏe mạnh, niệm Phật càng hữu ích cho sức khỏe. Vì sao? Quý vị đến hỏi tiến sĩ Giang Bổn Thắng của Nhật Bản, ông ta sẽ nói cho quý vị biết. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, những thứ khác đều chẳng có, mỗi tế bào, mỗi khí quan trên thân thể quý vị đều là hoàn mỹ nhất, cái thân thể ấy còn có thể chẳng khỏe mạnh ư? Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật thường dạy: “Cảnh chuyển theo tâm”. Tâm của quý vị biến thành A Di Đà Phật. A Di Đà Phật vô lượng quang thọ, A Di Đà Phật thân kim cang bất hoại, tâm đã là Phật tâm, lẽ nào thân chẳng phải là Phật thân? Quý vị hãy suy nghĩ đạo lý này! Còn có pháp môn nào có thể sánh bằng nó? Vì sao quý vị còn phải học chi khác? Đối với pháp môn này, quý vị chẳng có đủ tín tâm, vẫn còn mong tìm thứ khác để giúp đỡ, để phụ trợ. Sai mất rồi! Không cần thiết! Thứ gì cũng chẳng cần!
Trích từ tập 1514 – bộ giảng Kinh Hoa Nghiêm do Hòa thượng Thích Tịnh Không giảng. Nam Mô A Di Đà Phật
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments