Phải thường tùy Phật học, không tùy Phật học sẽ học theo người thế gian, đặc biệt là người bây giờ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 242

Vì thế phải thường tùy Phật học, không tùy Phật học sẽ học theo người thế gian, đặc biệt là người bây giờ. Người bây giờ học theo ai ? Học theo ti vi, học theo mạng internet. Trong ti vi và internet toàn là bạo lực, sắc tình, sát đạo dâm vọng, nó dẫn dắt ta vào trong tam đồ. Nếu bản thân chúng ta, có truyền hình vệ tinh, có mạng internet, nội dung của chúng ta là dạy kinh Phật, dạy kinh điển của Tôn giáo, dạy truyền thống văn hóa, họ học với thánh nhân. Mỗi ngày mở ti vi, mở mạng internet là tiếp xúc với thánh hiền, họ dần dần trở thành thánh hiền, chỉ xem chúng ta dạy như thế nào. Vì thế bồi dưỡng thầy cô giáo quan trọng hơn bất kỳ điều gì, thường tùy Phật học là đào tạo thầy cô giáo, là phương pháp duy nhất. Ngoài Phật pháp ra, tôi không tiếp xúc với bất kỳ điều gì thuộc về thế gian. Đời nay tôi có được chút thành tựu như thế, là nhờ dùng phương pháp này. Ít nhất có 50 năm, tôi đoạn tuyệt quan hệ với truyền thông, không xem tivi, không nghe tin tức, không xem báo, không xem tạp chí, đoạn tuyệt tất cả. Có một vài tin tức quan trọng đều là đồng học trích lục ra mấy trang đưa cho tôi xem, tôi không bỏ phí thời gian vào những điều này, tất cả thời gian đều tập trung vào việc học tập kinh điển thánh hiền. Suốt 60 năm, chưa có ngày nào gián đoạn.

Ngày nay chúng ta có thể làm được chăng? Có thể, vì sao có thể? Vì trong đời quá khứ chúng ta cũng có vô lượng kiếp, quý vị có thể nói trong quá khứ ta không tu ư? Không học ư? Nếu trong quá khứ không tu, hôm nay tuyệt đối ta không có nhân duyên được nghe danh hiệu của Phật, được học kinh điển của Phật, không có nhân duyên! Chúng ta có thể khẳng định, trong đời quá khứ chúng ta từng có nhiều đời nhiều kiếp tu hành. Vì sao không thành tựu? Chính là vì nghiệp chướng của mình quá nặng, cho nên tu học không có thành tựu. Căn cứ trong đời này mà nói, những cảnh giới này đều có thể lãnh hội được.
Chúng ta nghe pháp, tiếp xúc Phật pháp nhiều năm như vậy. Có người sơ học mới tiếp xúc mấy tháng, mấy tháng thành tựu là rất khả quan. Cổ nhân nói học Phật một năm Phật tại trước mắt, học Phật hai năm Phật ở trên trời, học Phật ba năm Phật biến thành mây khói, không còn nữa. Đây là gì? Là nghiệp chướng, tập khí, ta không có năng lực kháng lại. Trong đời quá khứ bản thân tuy đã học, nhưng công phu không đủ, không đắc lực. Nếu trong đời quá khứ thiện căn sâu dày, công phu đắc lực, không bị cảnh giới bên ngoài xuay chuyển. Hạng người này học, khoảng mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, Phật đều ở trước mắt, không thay đổi.
Từ hiện tượng này chúng ta có thể lãnh hội rằng, trong đời quá khứ ta chắc chắn có học, thiện căn phước đức nhân duyên không đủ, đây đều do nghiệp chướng sâu nặng. Làm sao để bù đắp? Phương pháp bù đắp như cổ nhân nói: “Cần cù bù khả năng”. Cần cù trong Phật pháp gọi là tinh tấn, chỉ có tinh tấn mới có thể bù đắp chổ tu hành thiếu của ta trong đời quá khứ.
Tinh nói một cách đơn giản là phải chuyên nhất, đây là tinh. Không được học nhiều, không được học tạp, học nhiều học tạp là không tinh. Dùng sức nhiều mà thành tựu ít, nếu tinh tấn chuyên nhất, dùng sức ít mà thành tựu lớn, không giống nhau. “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Phật tổ từ bi giáo huấn, chúng ta đã lơ là. Chúng ta từng nghe lời này, không phải chưa nghe, bản thân cũng nói được nhưng không thực hành. Chúng ta quan sát tường tận người tu hành thành tựu từ xưa đến nay, điều khiến họ tu hành thành tựu thực tế mà nói chính là ở nơi một chữ “cần”, tinh tấn. Cho nên trong lục độ, thập độ, tinh tấn là thiện căn hàng đầu của Bồ Tát, thiện căn có thể sanh ra tất cả thiện pháp. Chúng ta tu học, sai lầm chính là làm tinh lực chúng ta phân tán, thời gian phân tán. Cho nên học nhiều năm, chỉ học được chút thường thức bên ngoài, không đạt được tinh túy trong Phật pháp, không nếm được pháp vị giống như người xưa nói. Nếm được pháp vị ta mới có pháp hỷ, gọi là pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ, hoàn toàn khác nhau!
Cổ đức nói rất hay: “thế vị sao đậm bằng pháp vị”. Đa số mọi người đều tham đồ thế vị như danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham lam những thứ này. Tu học thánh hiền, Phật pháp cũng dùng tham tâm để học, tham nhiều. Người ta học một thứ mình học mười thứ, người ta học mười thứ mình học 100 thứ. Kết quả người khác thành tựu, còn mình chưa thành tựu. Tham nhiều nuốt không trôi, đây là ăn tươi nuốt vội, như vậy là sai lầm, cần phải sửa đổi!
Người bây giờ tu học, cũng có nhiều người rất tinh tấn, nhưng phương pháp không đúng. Vấn đề sâu xa, cổ nhân tu học đặt nền móng rất vững chắc, người bây giờ không có nền móng, bởi vậy dù tinh tấn như thế nào cũng không bằng cổ nhân, vì nền tảng không chắc.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment