Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 414
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là trở về tự tánh.
“Cho nên nước trong thì trăng tự đến, tâm tịnh tức Phật tự hiện, cho nên cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn.” Điều này không thể tưởng tượng được. Vì sao vậy? Vì tưởng, quí vị liền khởi tâm động niệm, sai rồi. Nói năng, cũng phải khởi tâm động niệm, không khởi tâm, không động niệm, thì sẽ không nói. Cho nên tư tưởng, nói năng, đều không thể đạt đến cảnh giới này. Trong cảnh giới này không có tư tưởng, không có nói năng. Thuần chân không vọng tưởng, vạn đức vạn năng. Hai ví dụ đều hay! Nước trong trăng tự nhiên đến, trong nước hiện mặt trăng. Trăng cũng không đến, nước cũng không đi, trăng ở trong nước. Tâm chúng ta nếu thanh tịnh, Phật liền tự hiện, quí vị liền nhìn thấy Phật, đây là cảm ứng đạo giao. Liên Trì đại sư nói vậy.
Phật A Di Đà là tự tâm Phật. Tự tâm chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tự tâm.
Trong Tam Thời Hệ Niệm, Trung Phong thiền sư đã nói qua với chúng ta. Chứng minh lời Phật nói trong kinh “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, Thế giới Cực Lạc do tâm tưởng của chúng ta mà sanh, Phật A Di Đà là do tâm tưởng sanh, chư thiên thần thánh từ tâm tưởng sanh, địa ngục ngạ quỷ cũng do tâm tưởng sanh. xem tâm quí vị nghĩ thứ gì, Ngài liền hiện thứ đó. Điều này là do Huệ Năng đại sư lúc khai ngộ nói ra. “đâu ngờ tự tánh, năng sanh vạn pháp”, trong Hoàn Nguyên Quán nói là “xuất sanh vô tận”. Huệ Năng đại sư nói “năng sanh vạn pháp” cùng một ý nghĩa này. Đã là Phật tự tâm tiếp dẫn, làm sao không sanh. Có lý gì lại không sanh? Vạn người tu vạn người vãng sanh, một người cũng không bị sót lại, đó là sự thật rất chính xác. Vì sao không thể vãng sanh? Do bản thân quí vị đã sai ý niệm. Quí vị không y giáo phụng hành, mới xảy ra vấn đề này. Thực sự y giáo phụng hành, làm sao xảy ra việc này được? Không thể được. Điều này chúng ta không thể không biết. Sau khi biết rồi, lòng tin của quí vị sẽ đầy đủ. Một câu danh hiệu Phật quí vị niệm thực sự, đầy đủ niềm tin, vọng niệm không còn nữa, ở nơi đây, ở nơi kia, tất cả đều không còn gì nữa, hoàn toàn không còn nữa. Quí vị xem tự tại biết bao! An vui biết bao!
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là trở về tự tánh.
“Cho nên nước trong thì trăng tự đến, tâm tịnh tức Phật tự hiện, cho nên cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn.” Điều này không thể tưởng tượng được. Vì sao vậy? Vì tưởng, quí vị liền khởi tâm động niệm, sai rồi. Nói năng, cũng phải khởi tâm động niệm, không khởi tâm, không động niệm, thì sẽ không nói. Cho nên tư tưởng, nói năng, đều không thể đạt đến cảnh giới này. Trong cảnh giới này không có tư tưởng, không có nói năng. Thuần chân không vọng tưởng, vạn đức vạn năng. Hai ví dụ đều hay! Nước trong trăng tự nhiên đến, trong nước hiện mặt trăng. Trăng cũng không đến, nước cũng không đi, trăng ở trong nước. Tâm chúng ta nếu thanh tịnh, Phật liền tự hiện, quí vị liền nhìn thấy Phật, đây là cảm ứng đạo giao. Liên Trì đại sư nói vậy.
Phật A Di Đà là tự tâm Phật. Tự tâm chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tự tâm.
Trong Tam Thời Hệ Niệm, Trung Phong thiền sư đã nói qua với chúng ta. Chứng minh lời Phật nói trong kinh “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, Thế giới Cực Lạc do tâm tưởng của chúng ta mà sanh, Phật A Di Đà là do tâm tưởng sanh, chư thiên thần thánh từ tâm tưởng sanh, địa ngục ngạ quỷ cũng do tâm tưởng sanh. xem tâm quí vị nghĩ thứ gì, Ngài liền hiện thứ đó. Điều này là do Huệ Năng đại sư lúc khai ngộ nói ra. “đâu ngờ tự tánh, năng sanh vạn pháp”, trong Hoàn Nguyên Quán nói là “xuất sanh vô tận”. Huệ Năng đại sư nói “năng sanh vạn pháp” cùng một ý nghĩa này. Đã là Phật tự tâm tiếp dẫn, làm sao không sanh. Có lý gì lại không sanh? Vạn người tu vạn người vãng sanh, một người cũng không bị sót lại, đó là sự thật rất chính xác. Vì sao không thể vãng sanh? Do bản thân quí vị đã sai ý niệm. Quí vị không y giáo phụng hành, mới xảy ra vấn đề này. Thực sự y giáo phụng hành, làm sao xảy ra việc này được? Không thể được. Điều này chúng ta không thể không biết. Sau khi biết rồi, lòng tin của quí vị sẽ đầy đủ. Một câu danh hiệu Phật quí vị niệm thực sự, đầy đủ niềm tin, vọng niệm không còn nữa, ở nơi đây, ở nơi kia, tất cả đều không còn gì nữa, hoàn toàn không còn nữa. Quí vị xem tự tại biết bao! An vui biết bao!
- Category
- Giảng Pháp
Comments