Nước trong thì trăng tự đến, Tâm Tịnh tức Phật tự hiện, cho nên cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
32 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 414
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là trở về tự tánh.
“Cho nên nước trong thì trăng tự đến, tâm tịnh tức Phật tự hiện, cho nên cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn.” Điều này không thể tưởng tượng được. Vì sao vậy? Vì tưởng, quí vị liền khởi tâm động niệm, sai rồi. Nói năng, cũng phải khởi tâm động niệm, không khởi tâm, không động niệm, thì sẽ không nói. Cho nên tư tưởng, nói năng, đều không thể đạt đến cảnh giới này. Trong cảnh giới này không có tư tưởng, không có nói năng. Thuần chân không vọng tưởng, vạn đức vạn năng. Hai ví dụ đều hay ! Nước trong trăng tự nhiên đến, trong nước hiện mặt trăng. Trăng cũng không đến, nước cũng không đi, trăng ở trong nước. Tâm chúng ta nếu thanh tịnh, Phật liền tự hiện, quí vị liền nhìn thấy Phật, đây là cảm ứng đạo giao. Liên Trì đại sư nói vậy.
Đoạn tiếp theo, trong Viên Trung Sao U Khê đại sư nói: “phàm là thấy Phật, phải nói đến cảm ứng, nếu thường ngày tham thiền, hoặc tu quán không, tông đã phá trừ triệt để, Phật cũng không lập, nếu có cái thấy, ắt là ma cảnh.” Những điều thường thức này chúng ta nên biết. Nếu là người tu quán không, học thiền, Thiền tông, học Tánh tông, minh tâm kiến tánh, họ hoàn toàn tu là tâm thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh không có thứ gì cả, nếu như thấy Phật đó là ma. Vì sao vậy? Vì “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, Phật tướng là hư vọng, nếu thấy được Thế Giới Tây Phương Cực Lạc cũng là hư vọng, không tương đồng với tông chỉ mà họ học. Phật Bồ Tát có hiện những thân tướng này cho họ thấy không? Không. Như vậy mới tương ưng. Họ đích thực không có phân biệt, không có chấp trước, đó là tu Thiền tông, tu Tánh tông. Vẫn còn một mảy may phân biệt chấp trước là giả, không phải là thật, hoàn toàn trái ngược với tướng tông. Hai tông này dường như hiện nay cũng ít có người tu nữa, ít có căn tánh này.
Hoàng Niệm Lão nói với chúng tôi, sau khi đảng nhân dân cộng hòa thành lập, đây là nói thời hiện đại, căn cơ thiền không còn nữa, căn cơ mật tông cũng không còn. Ông đã từng học thiền, từng học mật, ông là thượng sư của mật tông, ông nói với tôi, một người thành tựu thiền cũng hiếm có, ít có người khai ngộ, nhưng có người đắc định. Giống như Hư Vân Lão hòa thượng ngài đã đắc định và khai ngộ. Về Mật tông, ông biết, 60 năm nhân dân kiến quốc, người học mật tông và thành tựu có sáu người, bản thân ông cũng chưa thành tựu. Cho nên cuối cùng ông niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. Sau khi chú xong Chú Giải này, từng giảng qua một lần, tôi không biết đã giảng xong hay chưa, ông đã đi rồi. Ông nói với tôi, lần cuối cùng tôi đến Bắc Kinh thăm ông, mỗi ngày ông niệm Phật 140.000 tiếng , liên tục niệm Phật, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, câu này tiếp câu khác, niệm Phật không gián đoạn, mỗi ngày 140.000 tiếng. Niệm sáu tháng thì vãng sanh, có người niệm Phật vãng sanh, chứng tỏ trong thời đại này trở về sau, những pháp môn này có thể thành tựu, cho nên nhất quyết một lòng một môn thâm nhập. Người biết được sự thù thắng của công đức niệm Phật thực sự không nhiều, đối với Kinh Vô Lượng Thọ hiểu không rõ sẽ không phát tâm được. Thực sự hiểu được, có lý nào lại không phát tâm bồ đề! Tâm bồ đề nếu như dùng lời nói xưa của người xưa thì chính là nhân tính, lương tâm, đạo đức, Đại Thừa gọi là tâm bồ đề, ngôn ngữ khác nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng.
Ngẫu Ích đại sư giảng hay nhất, thực sự tin tưởng, thực sự phát nguyện muốn sanh đến Thế giới Cực Lạc, tâm đó chính là tâm vô thượng bồ đề, nói thật hay!
Tâm này vừa phát nhất tâm xưng niệm, từ sáng đến tối, từ mồng một đến ba mươi tết, giờ giờ phút phút đều không gián đoạn, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra không có gì cả. Đó là tâm vô thượng bồ đề, không có ai không phát tâm.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment