Niệm Phật nên niệm thế nào. Phương pháp niệm Phật. Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 33
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Đây là bốn cách niệm Phật trong kinh tạng tịnh độ tông, bốn cách niệm Phật không giống nhau, cách nào tiện nhất? cách nào chắc chắn nhất? cách nào nhanh nhất? chắc chắc các bạn niệm Phật sẽ hỏi như thế. Chúng ta nên chọn cách nào? Tiểu bổn kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ, đều nói đến trì danh niệm Phật. cho nên dưới đây nói niệm Phật có 4 cách. Thứ nhất là trì danh niệm Phật, thứ hai là quán tượng niệm Phật, thứ ba là quán tưởng niệm Phật, thứ tư là thật tướng niệm Phật. Thứ tự sắp xếp này, trong nhiều kinh điển đem thật tướng niệm Phật để ở số một, trì danh niệm Phật để cuối xắp ở cuối cùng. Ở đây Hoàng lão cư sỹ để trì danh niệm Phật ở số 1. Vì sao vậy? vì bổn kinh sở tông.
Dưới đây chúng ta giải thích về bốn cách niệm Phật, thứ nhất là trì danh niệm Phật, là tông chỉ của bộ kinh này, xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Sở tông, tông ở đây nghĩa là tu tập, phương hướng, mục tiêu, tổng cang lãnh chủ yếu. Tu tập chính của pháp môn này là gì? Tu tập chính của chúng ta, chính là một câu lục tụ hồng danh, nhất tâm xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Xưng là niệm ra tiếng, miệng niệm. Còn niệm? niệm là ý niệm, niệm ở trong tâm. Xưng là miệng đọc, niệm là tâm đọc, tâm miệng nhất như, trong ngoài bất nhị, người này gọi là chân thật niệm Phật. Dưới đây dẫn chứng lời dạy của Thiện Đạo đại sư. Thiện Đạo đại sư dạy, duy có con đường tu tập xưng niệm A Di Đà Phật, con đường ở đây là đường gần, một con đường gần nhất, con đường phàm phu thành Phật gần nhất, thời gian ngắn nhất, đạt hiệu quả nhất, đó là đản niệm A Di Đà Phật, đản ở đây có nghĩa là chuyên niệm, không có bất cứ một tạp niệm nào trong đây, gọi là đản niệm, nếu trong đó còn có những tạp niệm khác là sai rồi. Giác Minh Diệu Hạnh Bồ tát viết trong cuốn Tây Phương Xác Chỉ, dạy chúng ta rằng, niệm Phật nên niệm thế nào? Không hoài nghi, không tạp niệm, không gián đoạn. Những điều vị Bồ tát này dạy và Đại Thế Chí Bồ tát, nói ở pháp hội Lăng Nghiêm hoàn toàn giống nhau. Đại Thế Chí là trợ giáo của Phật A Di Đà nơi cõi Tây Phương Cực Lạc, Quan Âm và Thế Chi là trợ giáo, là bậc thượng thủ của Bồ tát nơi cõi tây phương, giống như lớp trưởng của chúng ta ngày nay. Dạy chúng ta phương pháp niệm Phật. “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, hai câu tám chữ này. Đô nhiếp lục căn nghĩa là sao? Dùng ngôn ngữ thời nay mà nói, thì đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên. Tất cả đều buông bỏ, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, lưỡi không nếm vị, cũng có nghĩa là lục căn buông bỏ lục trần, không tiếp xúc, đô nhiếp lục căn, lục căn quay vào trong không hướng ra ngoài phan duyên nữa, sau đó bạn mới có thể đạt được tịnh niệm tương tục. tịnh niệm là niệm thanh tịnh, nếu bạn có tâm hoài nghi, tâm của bạn không thanh tịnh, nếu tâm của bạn có tạp niệm thì cũng không thể thanh tịnh, bạn xem chữ tịnh này là không hoài nghi, không tạp nhạp, tương tục là không gián đoạn, ý nghĩa giống như Giác Minh Diệu Hạnh Bồ tát. Chúng ta rất khó đạt được, không hoài nghi, không tạp nhạp, không gián đoạn thật chẳng dễ làm đâu. Vì sao vậy? vì chúng ta không nhiếp phục được tâm mình, làm học giả, làm công phu, điều kiện tiên quyết là phải nhiếp phục được tâm mình. lời Mạnh Tử có dạy, giống như Đại Thế Chí Bồ tát từng dạy. Mạnh Tử nói rằng: “học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỷ”, có nghĩa là làm học giả không có gì khác, chỉ cần thu phục được tâm đừng để phóng ra bên ngoài nữa là đủ rồi. Bạn xem, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, đều là duyên hướng ra ngoài, bây giờ không hướng ra ngoài nữa, tai không nghe thấy âm thanh, mắt không nhìn thấy sắc. Thu nhiếp nó lại, thu nhiếp lại thì tâm bạn được thanh tịnh, đó gọi là thu nhiếp. Phải nên hiểu nhiếp tâm, chẳng phải không thấy, chẳng phải không nghe, bạn có thể thấy, bạn có thể nghe, nhưng tâm không bị vướng mắc. thật sự công phu, cổ nhân có nói một ví dụ rất hay: “thấy mà không thấy, nghe mà không nghe”, bạn nghĩ xem nghĩa là sao vậy? tôi nhìn thấy, thấy một cách rõ ràng minh bạch, vì sao lại nói là không thấy? vì thấy mà không dính mắc, công phu này không còn chỗ chê, công phu thượng thượng thừa, bạn thấy bạn nghe, nhưng bạn hoàn toàn không phân biệt, không chấp trước, đó chính là bạn đã nhiếp phục được tâm mình. Thấy là phân biệt, là chấp trước, nghe là phân biệt là chấp trước, tâm của bạn hoàn toàn hướng ra ngoài, bạn duyên vào lục trần bên ngoài, duyên vào lục trần bên ngoài nghĩa là sao? Đó là tâm sanh tử, đó là tâm luân hồi. Không hướng ngoại phan duyên, hướng vào trong chiếu căn tánh, đó chính là phương pháp của ngài Quán Thế Âm Bồ tát. Quán Thế Âm Bồ tát làm thế nào để tu tập thành công?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment